Hầu hết mọi người khi tự tay làm trân châu đều mắc phải các lỗi cơ bản sau:
1. Pha bột quá loãng hoặc bằng nước nguội
Chị Ngọc Híp mặc dù đã nhào bột bằng nước sôi "theo đúng công thức, tỉ lệ, nhiệt độ" nhưng vẫn không thành công. Chị đành "kêu cứu" các chị em khác và nhờ mọi người "bắt bệnh" giúp.
Nguyên nhân được các "chuyên gia" xác định là bạn pha bột quá loãng nên không thể nhồi thành viên trân châu được.
Chị có nick facebook Yến Kòi cũng mắc lỗi pha bột trân châu quá loãng, vì vậy sản phẩm khiến khổ chủ dở khóc dở cười.
2. Luộc trân châu bằng nước chưa sôi
Chị Hà Đinh hoàn thành bước nặn trân châu khá hoàn hảo nhưng đến khi luộc thì cho thành phẩm thất bại.
Dù đã mua trân châu bán sẵn nhưng anh Lê Nghĩa đã quên không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nên luộc khi nước chưa sôi. Vì vậy, kết quả cho món "trân châu hòa tan".
3. Luộc quá lâu
Chị Hà Trang chia sẻ dù luộc trân châu bằng nước sôi hay nước lạnh thì sản phẩm vẫn phải dùng hai từ "nát bét" để miêu tả. Khi nhìn thành phẩm của chị, mọi người dễ nhầm tưởng là bột năng đường đen, sốt me, và thậm chí là... mắm tôm.
4. Nặn trân châu không đều
Thành phẩm sau một hồi nhào nặn của anh Trần Minh Nhật khiến nhiều người "choáng váng" vì không viên trân châu nào có kích cỡ giống nhau.
Chị Uyên và phiên bản "trân châu lười nặn".
5. Các lỗi "không thể đặt tên"
Chị Xuân Quỳnh thì ngay sau khi làm món "trân châu thịt mắm ruốc" đã tự đặt ngay 1 cốc trà sữa ngoài quán để uống cho "bõ công nặn bột" dù đã làm theo đúng công thức.
Chị Bùi Diễm Quỳnh cho ra món "trân châu trắng nguyên tảng" khiến không ít người "hâm mộ".
Bí quyết làm trân châu đen bất bại:
- Nguyên liệu nên sử dụng bột gạo trộn cùng bột năng theo tỉ lệ 1:7 (1 phần bột gạo trộn cùng 7 phần bột năng).
- Trộn bột bằng nước sôi (không phải nước ấm) nhưng đổ nước từ từ, chỉ khi bột rất khô mới thêm nước, tránh để bột nhão.
- Dùng 1 mặt phẳng (mâm hoặc thớt) phủ 1 lớp bột năng lên sau đó đặt hỗn hợp bột đã nhào lên trên lăn vài lần để bột bám vào lớp áo khỏi dính.
- Luộc trân châu bằng nước sôi.
- Sau khi chín vớt ngay ra cho vào nước lạnh để trân châu dai, không bị dính vào nhau.
- Vớt trân châu ra khỏi nước lạnh trộn cùng đường để trân châu mềm, không bị dính vào nhau.
Trân châu phiên bản "nhão nhoét" của các thành viên hội "Ghét bếp" khiến ai cũng bật cười - 10
Chúc các bạn thành công!
Theo Báo Giao thông