Tôi phát tởm chồng bám váy, ôm chân mẹ

Google News

Cuối cùng, những ngày Tết ám ảnh kinh hoàng cũng qua đi. Trở về cuộc sống thực, tôi phát tởm khi nhớ lại hình ảnh đức ông chồng bám váy mẹ.

Nhà chồng có nhiều anh chị em, thế nên, thường thì mọi năm rất ít khi chúng tôi về quê chồng dài ngày đằng đẵng như thế! Chủ yếu tôi chỉ về 2, 3 ngày là cùng sau đó nhanh chóng biến khỏi! Không phải vì tôi láo cá gì cả, bởi vì mẹ chồng và tôi không mấy hợp. Bản tính ngang nghạnh vốn có, tôi vốn không thích đụng chạm nhiều.
Năm nay, chồng dở chứng, thích ăn Tết quê! Tôi chưa kịp nghỉ làm anh đã ton tót cùng các con đưa về nội ăn Tết, bỏ mặc tôi bơ vơ tại Hà Nội làm nốt ngày cuối trong khi máu sôi sùng sục. Xong xuôi công việc, chưa kịp thay váy công sở, tôi thu xếp vội vã mấy chiếc váy đẹp, đôi giày cao gót, phấn son... gọi ngay một xe taxi phi về quê anh đậu ngay trước cửa nhà.
Toi phat tom chong bam vay, om chan me
Tôi cay cú với thái độ ngoan ngoãn giả tạo của chồng khi về quê. 
Vừa thấy tôi, chồng chạy ra lườm lườm, gằn gằn mặt kiểu tỏ vẻ rất nguy hiểm: "Anh đã bảo em bao nhiêu lần rồi, về quê thì không mặc váy ngắn, son phấn ít thôi các cụ đánh giá".
Cái gì thế này. Đây là váy công sở cơ mà, hắn có vấn đề về mắt à! Bơ chồng, tôi đi thẳng vào trong nhà chào ông bà. Tôi chẳng quan tâm lão chồng nói gì, miễn tôi thích và chẳng liên quan gì đến nhân phẩm của tôi. Tôi cũng chẳng bị ảnh hưởng bởi những lời bình luận.
Bữa cơm dịp Tết đầu tiên, lão dám gằn giọng bố đời sai tôi: "Lan ăn xong, xếp dọn, rửa sạch sẽ rồi phơi ráo cẩn thận nhé". Bà mẹ chồng cười tủm khôn khéo.
Cái gì thế này! Bình thường dưới Hà Nội ai là người rửa bát nhỉ, hắn cơ mà. Dám sai tôi ư, hay thể hiện sự sĩ diện của lũ đàn ông thích gia trưởng trước mặt bố mẹ chồng. Để mát mặt chồng và cũng mát cho tôi, tôi sai ngay em gái chồng đi rửa: "Hộ chị nhé, tay chị dị ứng với xà phòng". Hắn nhìn tôi bất lực.
Vợ mỏi nhừ cả chân vì đi chúc Tết họ hàng trên dưới nhà hắn, thì hắn lại bóp lưng cho mẹ chồng mà không hề đoái hoài đến tôi. Mẹ nói gì hắn cũng nghe răm rắp, hắn sẵn sàng lên mặt dạy tôi từng việc nhỏ như làm lẩu, cắt tiết, băm thịt gà,... Thật nực cười, còn nhớ, cách đây không lâu hắn còn vỗ ngực, nịnh bợ tôi "Những việc này để đàn ông con trai làm, em cứ ngồi đó cho anh".
Cứ mẹ chồng thích đi đâu thì hắn lại sai tôi chở mẹ đi đó, kể cả khi tôi đang ngủ trưa, hay sáng chưa đẫy mắt. Hắn được lắm, có mơ tôi cũng không tưởng tượng được một đức ông chồng hai mặt như hắn! Ở thành phố hắn rõ ràng là một ông chồng tử tế khiến ai cũng phải ghen tị với tôi, thế mà về quê hắn lại biến thành một con rùa rụt cổ, cái quái gì cũng nghe theo mẹ, nịnh bợ mẹ để ra cái vẻ dạy vợ.
Đã thế, cứ có khách là hắn lôi rượu ra uống, khệnh khạng như một con ma men! Tôi lườm ra hiệu "Dừng ngay", thì hắn dám lớn tiếng quát!, khác hoàn toàn với trước đây hắn nhìn tôi nháy mắt "Yên tâm vợ yêu, anh sẽ cố gắng không say vì em mà". Vẫn là nội dung nhưng cách mới này của hắn khiến tôi cay cú.
10 ngày Tết, không một ngày nào tôi thấy yên ổn. Mong ước thời gian qua nhanh, tôi thề là ra Hà Nội tôi sẽ bơ hắn như chưa hề tồn tại. Cuối cùng thì ngày ấy cũng đến.
Chào bố mẹ chồng trong vui vẻ, dịu dàng và dặn dò thấu đáo (thứ mà hắn muốn tôi làm trước mặt ông bà, thiết nghĩ được nên tôi làm theo). Bước lên chiếc taxi ứ ự đồ, phi xa cánh cổng nhà chồng được khoảng chục mét. 180 độ, hắn trở về đúng nguyên hình.
Hắn tới bóp chân cho tôi, ôm hết đồ về phía hắn, nịnh bợ tôi lên bờ xuống cống! Dịu dàng. Về đến Hà Nội hắn tuyên bố cả 3 tháng sẽ rửa bát, giặt quần áo cho cả nhà để bù đắp 10 ngày khổ sở của tôi ở quê nội. Đêm về, hắn thảo mai đến phát tởm! Tôi chẳng muốn gần gũi với hắn.
Ra là đàn ông về quê phải gia trưởng để hợp vị bố mẹ! Ra là đàn ông phải chứng minh mình dạy được vợ để bà con lối xóm khen "thằng này có khí chất dạy vợ" và không có lý lẽ nào cho phép vợ chồng phải bình đẳng ở quê...?
Tôi ghê tởm sự ngoan ngoãn đến không có chính kiến của hắn!
Theo Báo Phụ Nữ