Cô Lương năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Trung tại một trường tiểu học tại Trung Quốc. Cuối năm ngoái, công việc của cô rất căng thẳng, lịch làm việc kín mít vì phải dạy bù sau thời gian nghỉ dịch. Thời điểm này, cô Lương thường xuyên đau tức vùng bụng, tim đập nhanh bất thường. Dù vậy, cô giáo trẻ không đi khám ngay mà tập trung thời gian ôn luyện cho học sinh. Ngày môn thi cuối cùng kết thúc, cô Lương bỗng ngất xỉu ngay trước cửa lớp. Khi được đưa đến bệnh viện, đường huyết của cô rất cao. Dù bác sĩ tận tình cứu chữa song cô Lương không qua khỏi, trút hơi thở cuối cùng sau 8 giờ điều trị.
|
Cả đời không dám ăn ngọt, vậy mà cô Lương lại mắc chứng tiểu đường khiến người thân ngỡ ngàng |
Nghe thông báo từ bác sĩ, chồng cô Lương không tin đây là sự thật. Anh bật khóc và gặng hỏi lý do vợ mình còn trẻ, không bao giờ ăn ngọt sao lại có thể bị tiểu đường. Để giải đáp thắc mắc của người nhà bệnh nhân, bác sĩ tìm hiểu chế độ ăn của cô Lương, nhận định rất có thể tình trạng bệnh bắt nguồn từ việc ăn quá nhiều hai món ăn thuần chay là cà tím kho và súp lơ xào.
Bình thường, cà tím tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà tím có: 100kcal năng lượng, 1000mg đạm, 4,5g tinh bột, 500mg tro, 15mg canxi, 0 kali, 400mcg sắt, 92,4g nước, 0 chất béo, 1,5g chất xơ, 0 cholesterol, 34mg phốt pho, 0 natri, 10mcg carotin, 5g tỷ lệ thải bỏ, 15mg vitamin C, 600mg vitamin PP, 0 vitamin A, 0 vitamin B1, 100mcg vitamin B2.
Vậy nhưng, cô Lương thường kho cà tím để ăn. Khi chế biến theo cách này, cô sẽ cho lượng lớn gia vị và dầu ăn. Chiều cao cô Lương là 1m55, nặng gần 65kg, nhìn chung khá béo, lại ăn nhiều mỡ nên ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất, tăng lượng đường trong máu.
Hàng ngày, cô giáo trẻ cũng thường dùng xúp lơ trắng để chế biến món ăn. Xúp lơ trắng chứa ít calo rất tốt cho việc giảm cân. Vậy nhưng, cô Lương lại xào bằng mỡ lợn. Không giống những thực phẩm khác, hoa súp lơ khá xốp. Khi xào cần lượng lớn mỡ mới đậm vị. Ăn hàng ngày khiến sức khỏe cô giáo ngày càng sa sút.
Thông qua trường hợp đáng tiếc của cô giáo Lương, bác sĩ cho biết việc chế biến món ăn có ý nghĩa quan trọng. Bản thân cô Lương chọn được thực phẩm có lợi song cách chế biến lại là nguyên nhân mắc chứng tiểu đường.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến. Một khi mắc sẽ không có cách chữa trị tận gốc. Người bệnh chỉ có thể duy trì sức khỏe bằng cách tiêm insulin hoặc uống thuốc hạ đường huyết. Đường huyết cao làm tổn thương các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Lượng đường trong máu càng cao và thời gian mắc bệnh càng lâu, nguy cơ biến chứng càng lớn.
Định Tâm (Theo ABLW)