Tưa miệng, tưa lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Tây y bệnh tưa lưỡi có thể sinh ra do một số nguyên nhân như do nấm, do virus hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày.
Do nấm: Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm candida albican. Loại nấm này thường có trong đường ruột. Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây ra bệnh cho trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp nào đó khiến nấm candida phát triển hoặc hệ miễn dịch của trẻ kém sẽ dẫn tới bệnh tưa lưỡi.
Do virus: Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, virus trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong bé sẽ bị đau rát khi nhai nuốt thức ăn. Ngoài ra có nhiều trẻ bị tưa lưỡi do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi tạo điều kiện sinh sôi vi khuẩn có hại trong khoang miệng trẻ.
Triệu chứng chủ yếu là nội mạc xoang miệng và trên lưỡi rải rác các chấm hoặc mảng trắng, ranh giới rõ ràng. Vẩy trắng lan tràn vùng họng, ảnh hưởng đến bú sữa và hô hấp.
Đông y là gọi là "Nga khẩu sang" bệnh có liên quan tới Tâm tỳ tích nhiệt và hư hỏa thượng viêm.. Bệnh này sinh ra chủ yếu do tố chất không đủ, bệnh lâu cơ thể suy yếu, chăm sóc không đúng cách, cảm nhiễm uế độc hoặc dùng lâu kháng sinh điều trị mà gây nên.
Tâm tỳ tích nhiệt: Vẩy trắng tích tụ, ranh giới rõ ràng, mặt đỏ môi đỏ, phiền táo khóc lóc, miệng khô khát, đại tiện bón, nước tiểu đỏ.
Phép trị: Thanh tiết tâm tỳ tích nhiệt.
Bài 1: Hoàng cầm 5g, hoàng liên 3g, đăng tâm 2g, chi tử 6g, thạch cao 12g, sinh địa 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 2g. Gia giảm: phát sốt gia Ngân hoa 10g, liên kiều 10g; táo bón gia Đại hoàng 4g; tiểu tiện ngắn đỏ gia Mộc thông; miệng khát gia Thiên hoa phấn 10g, cát căn 15g. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 2: Bản lam căn 10g, sanh sơn chi 3g, bạc hà 3g, hoàng bá 5g. Mỗi ngày 1 thang, sắc phân 2~ 4 lần uống.
Bài 3: Kim ngân hoa 10g, hoàng liên 2g, sanh cam thảo 5g. Sắc lấy nước lau rơ miệng 1 ngày 3~ 4 lần.
Hư hỏa thượng viêm: Vẩy trắng rời rạc, ửng đỏ không rõ. cơ thể yếu ớt, mặt trắng gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng, ra mồ hôi ban đêm, phân lỏng, lưỡi non mềm.
Phép trị: Tư âm tiềm dương, dẫn hỏa qui nguyên.
Bài 1: Lục vị địa hoàng gia nhục quế: Thục địa 10g, sơn thù 6g, hoài sơn 10g, phục linh 10g, trạch tả 6g, đơn bì 6g, nhục quế 3g. Gia giảm: Vẩy trắng sắc nhạt đỏ, mặt trắng, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, đại tiện lỏng gia Hoàng bá 6g, bạch truật 8g, biển đậu 10g; vẩy trắng khá nhiều, bú sữa khó khăn gia Bồ công anh 20g.
Bài 2: Hoàng bá, can khương lượng bằng nhau. Tán bột, trộn đều với nước cơm mà rơ thoa trong xoang miệng.
Bài 3: Thanh đại 20g, Băng phiến 4g. Tất cả nghiền bột mịn, dùng dầu mè trộn thành dạng hồ, thoa vào chổ bệnh 1 ngày 3 lần.
Lời khuyên:
Chú ý vệ sinh ăn uống, thức ăn nên tươi mới, sạch sẽ vệ sinh. Không cho trẻ uống nước quá nóng, không dùng thức ăn cứng hoặc kích thích để đề phòng tổn thương niêm mạc xoang miệng trẻ.
Người mẹ cho con bú không nên ăn uống thức ăn cay nóng kích .
Chú ý vệ sinh xoang miệng trẻ và bình sữa, núm vú, đầu vú của người mẹ đều nên giữ vệ sinh sạch sẽ.
Niêm mạc xoang miệng trẻ sơ sinh non mỏng, lúc vệ sinh xoang miệng, không nên dùng vải thô cứng lau miệng, động tác phải nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc xoang miệng.
Tích cực phòng trị các bệnh truyển nhiễm, không nên lạm dụng kháng sinh.
Trước khi áp dụng những bài thuốc trên cho trẻ thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Lương y Trần Hoàng Bảo
Ngọc Nga