|
Ảnh minh họa. |
Trong Đông y cũng có những phương thuốc trị liệu khác nhau tùy thuộc vào bệnh chứng và cơ địa của từng người. Những hướng dẫn về dinh dưỡng hay các món ăn thuốc có tác dụng kiềm chế, góp phần làm lui bệnh trong quá trình điều trị.
Đối với nguyên nhân do cơ thể suy nhược thì chỉ cần bồi bổ về dinh dưỡng, làm tăng cường thể chất bằng các thức như sữa bò, trứng gà, sữa đậu nành, thịt nạc, thịt gà, hay nội tạng động vật. Nếu là người có thân hình béo bệu, đàm thấp quá nặng, cần ăn đậu ván, hạt sen, bạch quả, mễ nhân, đậu xanh, mộc nhĩ đen, đậu đũa, hạnh đào nhân, thịt trai, rau cần...
Nếu khí hư ra lại là chất dính màu vàng, có mùi hôi tanh, nên ăn các thức thanh đạm, hầm nhiều nước, kiêng cay nóng, ăn nhiều rau tươi như rau cần, dưa hấu, bí đao, rau dền, đậu xanh, đậu đỏ, mã thầy, táo đỏ... Dưới đây là một số món ăn thuốc có thể chọn lựa sử dụng.
* Thịt trai nấu lá hẹ: Thịt trai 15g, lá hẹ 15g, rượu vừa đủ dùng. Lấy rượu rửa sạch thịt trai, cho vào nồi, tiếp đó cho lá hẹ cũng đã rửa sạch, nấu chín. Uống nước ăn rau và thịt trai, ngày 1 lần. Cần ăn thường xuyên.
* Canh tủy sống bò, giấm: Tủy bò sống 250g, giấm 10g. Tủy sống bò rửa sạch, cắt đoạn, cho vào nồi đổ nước. Đun to lửa cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa riu riu hầm trong 1 - 2 giờ, khi sắp bắc nồi xuống thì cho giấm vào là được. Uống canh, ăn tủy bò. Cần ăn thường xuyên.
* Đậu ván trắng hầm dạ dày lợn: Đậu ván trắng 100g cho vào trong một cái dạ dày lợn, hầm nhừ và ăn. Cần ăn thường xuyên một thời gian.
* Bạch quả, sữa đậu nành: Bạch quả 10 quả, bóc bỏ vỏ lấy nhân, giã nát, sau đó cho vào một bát sữa đậu nành đun sôi rồi uống. Mỗi ngày cần uống 1 lần.
* Nước rau sam, lòng trắng trứng: Rau sam tươi 250g, giã nát vắt lấy nước cốt. Sau đó cho vào 2 lòng trắng trứng của 2 quả trứng gà, đánh đều hấp chín mang ra ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần. Ăn liền trong 7 ngày.
BS Hoàng Xuân Đại (nguyên chuyên viên Bộ Y tế)