Thị trường nấm Việt Nam trước đây vốn bị chiếm lĩnh bởi hàng Trung Quốc, chỉ từ năm 2015, sau Hiệp định thương mại Hàng Hóa giữa ASEAN - Hàn Quốc ( 2015 2018), mức thuế nhập khẩu nấm từ Hàn Quốc xuống còn 0% khiến cho nấm Việt lại vấp thêm phải một đối thủ mạnh.
Nấm Hàn Quốc bắt mắt hơn nhờ bao bì chuyên nghiệp và giá thành thấp hẳn so với thị trường, thời kì đầu đã rất được lòng các bà nội trợ. Tuy nhiên sang đầu năm 2016 mặt hàng nấm Hàn Quốc đã không còn được ưa chuộng nữa do mối lo ngại hàng lậu, hàng giả từ Trung Quốc. Đến lúc này, tâm lý nhiều người muốn chuyển sang dùng hàng Việt, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chuyên nghiệp hơn trong chiến lược sản phẩm để khẳng định được thương hiệu và sự uy tín.
Bà̀ Phạm Vân, người sáng lập thương hiệu Nấm Tươi Cười chia sẻ:
“Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tập trung mạnh vào yếu tố an toàn và sạch của thực phẩm nên các sản phẩm đang dần dần có được uy tín với người tiêu dùng nhờ chất lượng đảm bảo cùng mùi vị hợp với khẩu vị, mẫu mã đẹp hơn. Hơn nữa, tư duy tiêu dùng của người Việt ngày càng cao hơn. Khả năng lên thực đơn cho những bữa ăn giàu dinh dưỡng hoặc ăn chay, ăn kiêng của các bà nội trợ càng ngày càng hoàn thiện hơn với sự hỗ trợ của công nghệ. Nhờ cộng đồng mạng, các chiêu trò của thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc bị phanh phui khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chọn lựa thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.
|
Ảnh minh họa. |
Vì vậy chỉ cần thật ngon và thật sạch, tiếng lành đồn xa, sản phẩm của chúng tôi ngày càng ̃ đến được nhiều bữa ăn của người tiêu dùng hơn”
Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng chọn con đường phát triển sản phẩm trong nước để cạnh tranh với sản phẩm từ nước ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp khác đã chọn phương thức nhập khẩu và đóng gói trong nước. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng đã gặp những khó khăn nhất định.
Theo ông Vũ Quang Huy, chủ cơ sở đóng gói Huy Thơ cho biết:
“Trong thời kì đầu khi nhập nấm Hàn Quốc về, đầu tiên do chính sách giá mà sản phẩm được người dùng rất đón nhận nhưng dần dần các doanh nghiệp đối tác bắt đầu tăng giá. Có rất nhiều nguyên nhân như chi phí vận chuyển và bảo quản cao. Hơn nữa, gặp phải sản phẩm Trung Quốc làm nhái hoặc làm giả theo mẫu mã bao bi nên cạnh tranh càng khó̀̀. Phải quan sát rất kĩ mới có thể thấy thông tin sản phẩm và dòng chữ “Đóng gói tại Trung Quốc” dù bao bì thì vẫn là chữ Hàn, chữ Nhật như bình thường. Nếu chỉ quan sát qua loa, người dùng không thể thấy sự khác biệt.”
Đến nay, các sản phẩm nấm từ Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh từ 70% - 80% thị phần nấm tại Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển quy mô bài bản hơn trong quá trình thích nghi với môi trường cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang dần dần tìm được chỗ đứng trong thị trường trong nước. Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã thông minh hơn trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm sạch và bổ dưỡng cho thực đơn hàng ngày. Và đây cũng là một tín hiệu vui cho ngành sản xuất nấm và thực phẩm trong nước.
Thu Nguyên