5 thực phẩm tưởng tốt hóa ra dần dần dễ "làm rỗng" xương, có loại giàu đạm và canxi nên hay cho trẻ ăn

Google News

Các loại thực phẩm tưởng tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều có thể gây hại cho hệ xương khớp.

Ông Bai, 61 tuổi người Trung Quốc, thỉnh thoảng phát hiện mình có triệu chứng đau khớp. Ban đầu ông cho rằng nguyên nhân do bản thân không nghỉ ngơi đầy đủ, vận động quá nhiều dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, sau nhiều ngày không ra ngoài, ông vẫn thấy đau và khó chịu nên tới viện kiểm tra. Các kết quả tại viện sau đó cho thấy ông bị bệnh loãng xương. Bác sĩ khuyên ông nên quay lại ăn nhiều thực phẩm bổ sung canxi và tập luyện hợp lý hơn.

Sau khi về nhà, ông Bai hàng ngày đều ăn trứng để bổ sung canxi. Bác sĩ khi biết đã giải thích, đó không phải là cách để bổ sung canxi phù hợp, thậm chí còn gây hại. 

Cơ thể xuất hiện hai triệu chứng là dấu hiệu của bệnh loãng xương

Số liệu điều tra dịch tễ học quốc gia Trung Quốc 2023 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người trên 50 tuổi tại Trung Quốc là 19,2% và tỷ lệ mắc bệnh ở người trên 65 tuổi là 32%. Ước tính hiện có khoảng 90 triệu bệnh nhân loãng xương ở Trung Quốc, trong đó 70 triệu là phụ nữ.

Loãng xương đề cập đến bệnh xương do nhiều nguyên nhân, gây ra những thay đổi mang tính hệ thống về khối lượng xương và cấu trúc vi mô của mô xương, dẫn đến tăng độ giòn của xương và dễ bị gãy xương. Loãng xương có thể được chia thành loại nguyên phát và thứ phát tùy theo nguyên nhân.

Loãng xương nguyên phát là loại không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài yếu tố tuổi tác hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Cơ chế là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương.

Đau xương khớp có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu canxi. (Ảnh minh họa). 

Loãng xương thứ phát đề cập đến chứng loãng xương do một số bệnh, thuốc hoặc các nguyên nhân rõ ràng khác ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương, chẳng hạn như các bệnh nội tiết: tiểu đường và bệnh tuyến giáp; các bệnh về mô liên kết như bệnh lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp; suy dinh dưỡng, cắt bỏ toàn bộ dạ dày; sử dụng lâu dài glucocorticoid, thuốc chống co giật, thuốc điều trị nội tiết tố tuyến giáp, nghiện rượu...

Sự khởi đầu của chứng loãng xương có hai dấu hiệu cần cảnh giác: Một là khi cơ thể giảm chiều cao hơn 3 cm sau tuổi 40, hai là khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược chung và các triệu chứng về cơ xương khớp, không làm nhiều việc thể chất. Các triệu chứng như đau xương khớp có thể chính là do loãng xương.

Các món ăn tưởng tốt nhưng hóa ra góp phần gây loãng xương

Trứng

Là thực phẩm phổ biến trên bàn ăn, trứng không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đã có rất nhiều tranh cãi về trứng trong những năm gần đây. Có tin đồn rằng ăn trứng luộc thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh, gồm loãng xương. Điều này đúng hay sai?

Trước khi trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của trứng. Trứng rất giàu protein chất lượng cao với hàm lượng lên tới khoảng 13%. Các loại và tỷ lệ axit amin của trứng rất gần với cơ thể con người, tỷ lệ hấp thụ của cơ thể cũng rất cao với các vitamin trong trứng như vitamin A, lutein, vitamin D. Những chất này rất tốt cho tế bào thị giác, thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và thúc đẩy quá trình đông máu. Tuy nhiên, trứng có tỷ lệ hấp thu sắt thấp và không thể coi là thực phẩm bổ sung sắt tốt.

Tuyên bố rằng trứng có thể gây loãng xương thực ra có liên quan đến thực tế là trứng rất giàu protein và chế độ ăn giàu protein có thể gây bệnh loãng xương. Ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng lượng axit trong cơ thể và khiến canxi bị đào thải khỏi xương. Đồng thời, nó sẽ làm giảm chức năng thận, tăng chuyển hóa canxi trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình mất canxi từ xương, tất cả đều có thể gây ra bệnh loãng xương.

Cần lưu ý, trứng không có hại nếu bạn không ăn quá nhiều. Ngay cả việc ăn 2-3 quả trứng mỗi ngày cũng không làm tăng tốc độ mất canxi. Ngược lại, nó có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, mặc dù có thể có tác dụng nhất định đối với lipid máu nhưng sẽ không làm tăng tình trạng mất canxi trong xương nên không cần quá lo lắng về điều này.

Ăn trứng vô độ có thể ảnh hưởng không tốt tới xương. (Ảnh minh họa). 

Rau có hàm lượng oxalat cao

Axit oxalic kết hợp với canxi và các khoáng chất khác trong đường tiêu hóa tạo thành các tinh thể không hòa tan được đào thải ra khỏi cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng canxi, theo thời gian có thể gây ra chứng loãng xương. Các loại rau bina, rau dền, cần tây... có hàm lượng axit oxalic cao, do đó, không nên tiêu thụ quá nhiều. Nên chần chúng trước khi ăn để làm giảm hàm lượng axit oxalic trong rau.

Thực phẩm nhiều muối

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa muối sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi của cơ thể và thúc đẩy quá trình mất canxi, dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Thực phẩm chứa chất bảo quản, dưa chua, kẹo trái cây… đều là giàu muối và nên ăn càng ít càng tốt.

Thực phẩm giàu phốt pho

Lượng phốt pho nạp vào quá nhiều sẽ ức chế sự hấp thu canxi, dẫn đến giảm lượng canxi trong máu và gây ra chứng loãng xương. Canxi trong cơ thể cũng sẽ kết hợp với phốt pho tạo thành hydroxyapatite dễ gây vôi hóa mạch máu. Thực phẩm phổ biến chứa nhiều phốt pho bao gồm thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiên, đồ uống có ga... 

Các loại cá to

Hàm lượng chất béo trong thịt cá kích thước lớn sẽ rất cao, nếu ăn lâu dài sẽ dẫn đến dư thừa axit béo tự do trong cơ thể, khi kết hợp với canxi sẽ hình thành bong bóng canxi không hòa tan, gây bất lợi cho quá trình hấp thu canxi. Hàm lượng protein trong những thực phẩm này cũng rất cao, việc nạp quá nhiều protein gây bất lợi cho việc hấp thụ canxi nên cần kiểm soát lượng tiêu thụ hàng ngày.

THÙY LINH