Sau cưới hơn 1 năm, vợ chồng tôi vẫn chưa có em bé dù thả không hề kế hoạch. Chúng tôi dắt nhau đi khám thì phát hiện chồng bị vô sinh. Trong khi đó, 2 đứa chỉ làm văn phòng bình thường, không có quá nhiều tiền bạc.
Qua tham vấn từ bác sĩ, hầu hết họ đều khuyên chúng tôi nên tích lũy kinh tế để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho kết quả cao và tốt nhất. Nhưng để thực hiện tìm con theo biện pháp này, chúng tôi phải có sẵn 1 khoản tiền không nhỏ. Bác sĩ cũng cảnh báo, không phải lần IVF nào cũng thành công. Nếu may mắn thì ngay lần đầu đã có tin vui, không may mắn sẽ rất tốn kém vì phải làm nhiều lần.
Biết lý do vô sinh chủ yếu từ phía mình nên chồng rất ủng hộ chuyện tích lũy tiền để chủ động làm IVF. (Ảnh minh họa)
Vì muốn chủ động nhất, không phải chịu áp lực kiếm tiền khi tìm con nên vợ chồng tôi quyết định làm lụng suốt 5 năm để dành 1 khoản. Và sau 5 năm, cả hai đã để dành được khoảng 400 triệu đủ để tìm con mà không phải quá chật vật lo lắng về kinh tế.
Được cái biết lý do vô sinh chủ yếu từ phía mình nên chồng rất ủng hộ chuyện này. Từ ngày đó có bao nhiêu tiền lương hàng tháng anh đưa hết cho vợ giữ. Anh cũng không la cà quán xá hay tụ tập với bạn như trước.
Thậm chí hơn năm trước, anh còn đề xuất sẽ đi làm thêm 3 tiếng buổi tối để có thêm khoản thu nhập. Tôi tin tưởng chồng nên cũng chẳng nghĩ gì. Nhờ vun vén mà 5 năm qua vợ chồng cũng tích cóp được 500 triệu. Sau Tết vừa rồi, cả hai cũng đã đến thăm khám lại và bắt đầu quá trình thực hiện IVF.
Cứ tưởng sẽ đón nhận hạnh phúc nào ngờ cách đây gần 2 ngày, tôi phát hiện chồng ngoại tình. Khi bị vợ phanh phui ra, anh còn nói muốn ly hôn để sống với người mới. Anh cũng nói, giờ không còn ý định muốn có con với tôi và muốn dừng lại IVF. Anh bảo nếu tôi không dừng mà lần này chuyển phôi thụ thai thành công thì đứa con này sẽ không có bất cứ liên quan gì tới anh, tôi tự sinh tự nuôi.
Nghe chồng nói mà tôi thấy cay đắng quá. Bao năm vì chồng vô sinh mà kìm nén khao khát có con để tập trung làm lụng lấy tiền chạy chữa. Giờ vừa bước vào quá trình IVF, còn chưa biết phôi làm tổ hay không chồng đã muốn dừng lại trong khi chi phí IVF khá tốn kém. Vì thế nên tôi không biết có nên dừng lại cuộc hôn nhân này và quá trình IVF theo yêu cầu của anh không?
Cứ tưởng sẽ đón nhận hạnh phúc nào ngờ cách đây gần 2 ngày, tôi phát hiện chồng ngoại tình. (Ảnh minh họa)
Nói thật tiền ấy tôi tích cóp mãi mới được, giờ chồng muốn dừng lại IVF, không muốn có con thì tôi còn níu kéo làm gì? Không biết bao lâu sau chuyển phôi thì phôi làm tổ các chị em nhỉ? Xin mọi người cho tôi lời khuyên nên làm gì với hoàn cảnh của mình đây, tôi rối bời và sốc quá.
Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?
Quá trình làm tổ của phôi bắt đầu từ sự gặp gỡ hợp nhất của tinh trùng và noãn tại đoạn bóng vòi tử cung. Hợp tử “hòa trộn” bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4-5 ngày…
Thông thường với chuyển phôi ngày 5 thì sau 1-2 ngày phôi sẽ thoát màng và tiếp xúc với nội mạc tử cung, Ngày 2-3 sau chuyển phôi phôi sẽ đào sâu vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ ở đó hình thành nên phôi thai bắt đầu sẵn sàng cho quá trình làm tổ.
Tuy nhiên, với bản chất là một “vật thể lạ” đối với cơ thể người mẹ, khi được chuyển vào tử cung, phôi sẽ phải đối mắt với nhiều vấn đề khắc nghiệt để có thể tồn tại và phát triển khỏe mạnh. Quá trình làm làm tổ thành công của phôi sẽ bị chi phối bởi một số yếu tố như:
Điều kiện tại nội mạc tử cung: nội mạc tử cung được xem như ngôi nhà để phôi có thể làm tổ và phát triển. Nội mạc tử cung cần bình thường về mô học và sinh lý để đảm bảo phôi sau khi được chuyển vào sẽ có thể được chấp nhận và làm tổ bình thường.
Chất lượng của phôi: phôi là hợp tử được tạo bởi trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành bại của việc làm thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng thu được trứng chất lượng để làm IVF càng. Ở nam giới việc không có tinh trùng, tinh trùng dị dạng, bất thường, cũng cản trở trong việc tạo ra những phôi tốt.
Phác đồ thuốc: việc sử dụng theo phác đồ thuốc của bác sĩ cần được duy trì nghiêm ngặt, tránh tình trạng không dùng thuốc theo đơn không tiêm thuốc đúng giờ và đúng liều.
Cơn co tử cung: các cơn co tử cung sẽ ảnh hưởng đến vị trí của phôi. Nếu người phụ nữ có những cơn co tử cung bất thường có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ cả phôi. Việc kiểm soát những cơn co tử cung bất thường trước khi chuyển phôi có thể cải thiện được tỷ lệ phôi làm tổ.
Dinh dưỡng: thực hiện chế độ quân bình dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm lành mạnh là điều cần thiết trong quá trình thụ thai. Các thực phẩm được khuyến nghị sử dụng bao gồm rau xanh, củ quả, trái cây, thịt gà, cá, thịt bò, trứng, sữa, hàu, tôm, cua, heo… Tránh các thực phẩm hay gây dị ứng, đồ ăn chua cay và nhiều gia vị kích thích như tiêu, ớt… hạn chế hoặc ngừng sử dụng cà phê, bia, thuốc lá.
Tâm lý: tâm lý của người mẹ tác động lên hầu hết các khâu trong quá trình làm IVF, từ thăm khám, kích trứng, chọc hút trứng, chuyển phôi và sau chuyển phôi. Khi người phụ nữ bị stress, yếu tố này sẽ tác động làm thay đổi nồng độ nội tiết tố thay đổi khiến chất lượng trứng, niêm mạc bị ảnh hưởng và có thể làm giảm khả năng đậu thai sau khi chuyển phôi.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ sau khi chuyển phôi. Ngoài việc phôi thai được nuôi cấy trong điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho sự phát triển tối ưu thì trước khi chuyển phôi người phụ nữ sẽ được khảo sát hết các vấn đề liên quan như yếu tố nội mạc, tâm lý… để có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất trước khi phôi được chuyển vào, giúp phôi yên tâm làm tổ.
THẢO NGUYÊN