Biết vợ có người mới, lúc ra tòa chồng cũ vẫn bảo: 2 con cứ để anh nuôi, em tập trung chăm bé trong bụng

Google News

Cuối cùng sau bao năm dùng dằng ly hôn, chuyện vợ chồng tôi cũng được giải quyết.

Chung sống với nhau được 12 năm nay nhưng tôi có rất ít ngày được hạnh phúc mặc dù 2 con đứa đã 10 tuổi, đứa cũng đang học lớp 1 rồi. Nguyên nhân cũng tại bởi mẹ anh luôn chê bai tôi đủ đường, chỉ coi tôi là gái quê không hơn không kém.

Ngay khi vợ chồng lấy nhau, bà đã bảo tôi lừa con trai bà, cho anh ăn bùa mê thuốc lú. Vì tôi chỉ là cô công nhân, quê lại ở xa tít tận Yên Bái. Còn anh thì bố mẹ làm kinh doanh, bản thân chồng tôi cũng có một công ty xuất nhập khẩu nhỏ. Tận khi anh quyết định lấy tôi, biết không thể cản được con trai nên bố mẹ chồng đành phải chấp nhận.

Khi tôi mang bầu, sinh 2 con trước đó, dù bị bố mẹ anh ghét bỏ thì tôi vẫn được chồng thương, bênh vực. (Ảnh minh họa)

Về nhà chồng, bà vẫn ghét tôi ra mặt. Hàng ngày tôi làm gì bà cũng bắt bẻ, hoạnh họe đủ thứ. Cũng may chồng tôi hiểu chuyện, thương vợ thường đứng ra bênh vực. Quá ngột ngạt khi ở chung với mẹ chồng, tôi đòi ra riêng và cũng được anh đồng ý. Từ đó, bố mẹ chồng càng ghét con dâu mặt hơn. Thậm chí mẹ chồng nói xấu tôi đủ điều, còn thách thức nếu con trai ly hôn sẽ cho tất cả tài sản ông bà kiếm được.

Từ ngày ra riêng, cuộc sống của vợ chồng tôi chỉ thoải mái được thời gian đầu. Về sau công ty của chồng bị lừa nên công bố phá sản, công việc của anh gặp nhiều khó khăn và lao đao. Ông bà nội biết nhưng coi như người dưng, không trợ giúp bất cứ việc gì. Áp lực kinh tế khiến chồng tôi rơi vào mệt mỏi, vợ chồng cũng thường xuyên cãi vã nhau khiến cả 2 đều chán nản, muốn buông tay nhưng vì con cả hai tạm ly thân.

Sống mãi trong cảnh đó, dần dần tôi cũng có người mới bên ngoài. Anh là bạn thân của đồng nghiệp cùng công ty tôi. Do chưa chính thức ly hôn nên chúng tôi qua lại lén lút với nhau hơn năm nay.

Đợt rồi thấy cơ thể khang khác, sợ có bầu nên tôi chủ động đề nghị ly hôn với chồng:

“Vợ chồng mình đã hết tình cảm thì ly hôn nhé”.

“Anh biết em có người mới lâu rồi, chỉ nhẫn nại để xem em quyết định thế nào thôi”.

Cũng đúng đợt làm thủ tục ly hôn thì tôi biết có bầu với người mới. Dù mới có bầu nhưng tôi đã ốm nghén rất nặng, suốt ngày ậm ọe, nôn nghén và sợ ngửi mùi đồ ăn. Chồng cũ giúp làm hết mọi thủ tục giấy tờ khiến tôi không phải vướng bận gì cả.

Chưa kể, biết đứa con trong bụng vợ không phải con mình, chồng cũ thấy tôi mệt mỏi mỗi tối về nhà nên vẫn nhắc tôi phải ăn uống để còn có sức mà dưỡng thai.

Ly hôn, vợ chồng chỉ có 1 cái nhà chung cư cao cấp anh mua từ ngày ra riêng và 2 đứa con. Ban đầu chồng định bán nhà và chia đôi tài sản nhưng tôi không nghe vì bảo đó là tiền anh kiếm được. 2 đứa con thì mỗi vợ chồng nuôi 1 đứa. Thế nhưng hôm ra tòa chồng lại bảo:

“2 con cứ để anh nuôi tất, đừng tách mỗi đứa một nơi tội các con lắm em ạ. Cái nhà kia coi như để cho 2 con, anh cũng để đó không bán. Còn em cứ tập trung chăm lo cho cái thai trong bụng và cuộc sống mới của mình, đừng bận tâm đến bố con anh”.

Anh cũng nói, ông bà nội điều kiện tốt như vậy sẽ lại tha thứ và yêu thương con cháu thôi. Họ sẽ không ghét bỏ các cháu mà ngược lại sẽ nuôi nấng chu đáo. Chỉ cần tôi hạnh phúc với cuộc sống mới và sinh con khỏe mạnh là được.

Chồng cũ nói chỉ cần tôi hạnh phúc với cuộc sống mới và sinh con khỏe mạnh là được. (Ảnh minh họa)

Tôi quyết định nghe lời chồng cũ, để các con lại với anh ấy và tập trung lo cuộc sống mới của mình. Hiện tôi bầu hơn 4 tháng rồi. Giờ tôi mới bắt đầu quá trình chăm sóc thai kỳ cũng như tiêm phòng. Được cái người mới rất quan tâm, vì muốn con được khỏe mạnh bình an nên anh bắt tôi đi khám để được tiêm phòng đầy đủ. Nhưng tiêm phòng từ tháng thứ 4 thì có trễ không các chị em nhỉ? Bà bầu thì nên bắt đầu tiêm phòng từ tháng thứ mấy?

Bà bầu nên đi tiêm phòng ở tháng thứ mấy?

Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, tùy vào từng loại vắc xin và sức khoẻ của phụ nữ mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm vắc xin phù hợp vào từng giai đoạn của thai kỳ.

Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Ho gà - bạch hầu - uốn ván, vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm, Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác) theo chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu tiêm phòng trễ lịch có sao không?

Về nguyên tắc, tiêm đúng phác đồ, đúng lịch tiêm phòng cho bà bầu là phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất, vì khi đó vắc xin sẽ phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh. Nếu vì nguyên do bất khả kháng khiến việc tiêm vắc xin bị chậm trễ, cũng sẽ không làm giảm hiệu quả của vắc xin sau khi hoàn thành lịch tiêm.

Theo đó, phụ nữ mang thai cần hoàn tất các vaccine được khuyến cáo trước thời gian tối thiểu, ví dụ vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cần hoàn tất trước khi mang thai 1 đến 3 tháng, vắc xin thủy đậu cần hoàn tất tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Việc trì hoãn hay trễ lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi vô tình tiếp xúc với mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi quá lịch hẹn, bà bầu nên đi tiêm chủng càng sớm càng tốt và cần thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm phù hợp, đảm bảo hiệu quả của vắc xin.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và tiền sử tiêm chủng của mỗi cá nhân. Để được chỉ định tiêm chủng phù hợp, bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được tư vấn, đặt lịch tiêm.

THẢO NGUYÊN