Chỉ bằng cách kiểm soát cảm xúc của mình, bạn mới có thể kiểm soát được cuộc sống của mình

Google News

Càng tức giận, bạn càng cần điều chỉnh bản thân để có thể giải quyết nhiều mâu thuẫn và tránh để những cảm xúc tiêu cực làm mất đi phước lành.

Trong cuốn sách “Cách mạng cảm xúc” có viết:

"76% bệnh tật thường gặp trong cuộc sống là do cảm xúc không tốt gây ra. Bệnh về tinh thần còn khủng khiếp hơn bệnh về thể xác".

Khi một người nóng nảy, tài sản của người đó sẽ biến mất. Mỗi người đều có cảm xúc của riêng mình và chỉ khi kiểm soát được cảm xúc, bạn mới có thể kiểm soát được cuộc sống của mình.

Cuộc đời thực ra rất ngắn ngủi. Khi cảm xúc ập đến, điều bạn nên làm là cố gắng hít một hơi thật sâu và giải quyết những vấn đề mình gặp phải một cách khách quan và bình tĩnh, thay vì để cảm xúc nuốt chửng, làm tổn thương cơ thể và tinh thần của mình.

Thể hiện sự tức giận, mất bình tĩnh suy cho cùng không giúp giải quyết điều gì. Nếu bạn đúng thì không cần phải tức giận; nếu bạn sai thì không có lý do gì để tức giận như thế; nếu người kia đúng thì bạn càng không có lý do gì để mất bình tĩnh.

Mọi cảm xúc mất kiểm soát đều ẩn chứa một cuộc sống mất kiểm soát. Vì nhiều thứ không thể thay đổi được nên tốt hơn hết điều bạn nên làm là thay đổi tâm lý, thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và trở thành một người ổn định hơn về mặt cảm xúc. Làm được vậy, bạn có thể kiểm soát vận mệnh của mình.

Những người nóng nảy, dễ nóng giận, chuyện gia đình và sự nghiệp nhất định bị ảnh hưởng. Không ai thích một người cực kỳ bất ổn về mặt cảm xúc và cũng không ai thích một người phút trước còn bình thường, phút sau đã nâng giọng lên quãng tám khi nói.

Có một câu chuyện ngắn như này: Một con rắn vừa đói vừa khát bò vào tiệm mộc để tìm thứ gì đó ăn. Con rắn vô tình bị một cái cưa trên mặt đất cào xước. Nó tức giận nói với cái cưa: "Ngươi dám làm tổn thương ta sao!"

Nó giận dữ cắn cái cưa, kết quả là cái cưa không hề hấn gì nhưng miệng con rắn thì bị cái cưa làm cho bị thương nặng. Nó càng nóng giận, lưỡi cưa càng quấn chặt vào miệng, cuối cùng không thể qua khỏi.

Con rắn không bao giờ hiểu được một điều cho đến khi nó chết: Không phải cái cưa đã giết chết nó mà chính là những cảm xúc mất kiểm soát của nó.

Nếu cấp trên chỉ trích đích danh bạn trong một cuộc họp vì ông ấy không hài lòng với công việc của bạn; nếu bạn cãi nhau lớn với người yêu; nếu bạn đang lái xe vào giờ cao điểm và gặp một người ác ý chặn đường bạn, bạn có gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của mình không? Những cảm xúc của bạn khi đó thế nào?

Việc mất bình tĩnh là điều bình thường và việc mọi người mất kiểm soát cảm xúc của mình cũng là điều dễ hiểu, nhưng kiểm soát tính nóng nảy của mình chính là chìa khóa.

Thành tích cao nhất của một người là kiểm soát được cảm xúc của bản thân, khả năng tuyệt vời của một người cũng là kiểm soát được cảm xúc của mình. Càng tức giận, bạn càng cần điều chỉnh bản thân để có thể giải quyết nhiều mâu thuẫn và tránh để những cảm xúc tiêu cực làm mất đi phước lành.

Những người thực sự mạnh mẽ đã biết cách từ bỏ cảm xúc của mình từ lâu. Người càng trưởng thành càng ít có khả năng mất bình tĩnh. Họ hiểu rằng kiềm chế cảm xúc không chỉ là tôn trọng người khác mà còn là bảo vệ chính mình.

Napoléon đã nói: "Một người có thể kiềm chế cảm xúc của mình còn vĩ đại hơn một vị tướng kéo đổ được tòa thành."

Người yếu đuối dễ cáu kỉnh như hổ, dễ nổi xung và giận dữ; người mạnh mẽ thì bình tĩnh như nước, có thể lấy sự mềm mại khắc phục sự cứng rắn và đối phó với mọi thứ bằng sự bình tĩnh.

Chỉ khi một người kiểm soát được cảm xúc của bản thân thì người đó mới có thể bình tĩnh phân tích vấn đề và đưa ra những nhận định có lợi nhất cho mình. Nếu không kiềm chế được cảm xúc thì bạn sẽ tự hủy hoại hạnh phúc của chính mình.

Đừng dễ nổi giận, đừng quá bi quan, đừng làm việc vội vàng. “Không thay đổi” trước những “sự thay đổi khác nhau” và không dễ cáu kỉnh trước những điều khó chịu, đây là sự quyết tâm cao cả của một người.

Nhớ rằng, sự bốc đồng là ác quỷ. Sự bốc đồng trong cảm xúc không những không giải quyết được vấn đề mà ngược lại, khiến mọi việc phát triển theo hướng ngược với mong đợi, cuối cùng cái mất nhiều hơn cái được.

Vì vậy, đừng đợi đến lúc nóng vội trút giận rồi gặp rắc rối mới thấy hối hận. Khi cảm thấy nóng giận, đừng dễ dàng đưa ra quyết định, cũng đừng lúc nào cũng bi quan. Hãy bình tĩnh, kiềm chế, ổn định cảm xúc, ổn định bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn bằng thái độ lạc quan.

Thật không may, mọi thứ trong cuộc sống này thường không được như ý ta muốn. Con người khi còn sống sẽ luôn gặp phải những bất bình, những khoảnh khắc không như ý và nếu bạn để sự bốc đồng kiểm soát mình, bạn sẽ tự đưa mình vào những bi kịch, cuộc sống chỉ có thể tiếp tục theo cách hết sức mông lung.

Giận dữ như hổ ra khỏi chuồng, làm tổn thương người khác và làm tổn thương chính mình; buồn bã như ngàn mũi tên đâm vào tim, giết chết ý chí; buồn bực như bước vào một câu đố, không nhìn thấy phương hướng và không biết mình cần đi đâu.

Những vấn đề trong cuộc sống này cần được giải quyết từng chút một, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức vững vàng và trí tuệ phi thường. Như triết gia người Pháp Sartre đã nói: "Bạn tức giận vì bạn chọn cách tức giận." Ngoài việc tức giận, chúng ta còn có những lựa chọn tốt hơn, chẳng hạn như đọc sách để tăng cường trí tuệ, chẳng hạn như bình tĩnh lại và giải quyết vấn đề.

Phần đời còn lại của bạn rất đắt giá, sẽ không có ai che ô cho nỗi buồn của bạn nên bạn phải trả giá cho cảm xúc của chính mình. Biết chăm sóc cho cảm xúc và sức khỏe của mình thì bạn sẽ chiến thắng!

Hãy kiểm soát lời nói và hành động của mình, đừng nản lòng, đừng tức giận, cũng đừng lo lắng. Hãy để mọi chuyện diễn ra từ từ, hãy để vẻ đẹp đến từ từ, không ai khác có thể kiểm soát được cảm xúc của bạn, trừ chính bạn.

Vì vậy, hãy buông bỏ bản thân, hãy chú ý quan tâm đến cảm xúc của mình và chỉ khi kiểm soát được cảm xúc thì bạn mới có thể làm chủ được cuộc sống của mình!

BẢO ANH.