Làm dâu út 10 năm nay ở nhà chồng nhưng tôi chưa từng thấy người phụ nữ nào lạnh lùng như mẹ chồng. Rất có thể do không hợp tính của các con dâu, con trai nên bà chẳng bao giờ quan tâm đến cuộc sống của các con. Có lẽ vì thế mà khi bà nằm viện, 3 chị dâu tôi nhất quyết không chịu đến chăm nom, chỉ có các con trai của bà là chạy đi chạy lại cho tròn nghĩa vụ làm con. Cùng phận làm dâu con, tôi cũng bị mang tiếng lây dù đang bầu bí sau nhiều năm hiếm muộn.
Trước đây, bố mẹ chồng tôi đều buôn gỗ nên kinh tế gia đình rất khá. Sau khi bố chồng mất hơn chục năm nay, bà không đi buôn gỗ nữa mà mở một cửa tiệm tạp hóa lớn. Do kinh doanh nhiều năm nên bà tích cóp được tài sản nhiều.
Ngay cả đất đai, tài sản bà cũng chỉ cho các con trai mỗi người một mảnh đất để xây nhà ổn định cuộc sống còn lại tin tưởng giao cho hết con gái. (Ảnh minh họa)
Chỉ khoảng 1 năm trở lại đây, sức khỏe suy giảm, bà mới nghỉ quản lý cửa hàng nhưng 4 con trai, con dâu không tin tưởng giao cho ai mà giao cho con gái, con rể tiếp quản.
Trong khi đó, em gái, em rể chồng tôi đời sống kinh tế rất khá vì giàu có. Các em ấy thường xuyên nịnh nọt nên bà chỉ yêu quý và vun vén cho các em. Còn các con trai, con dâu chẳng bao giờ bà để ý mà toàn bảo:
“Dựng vợ gả chồng cho xong rồi là mẹ hết trách nhiệm, mấy đứa phải tự làm mà ăn”.
Thậm chí 2 anh chồng làm ăn thua lỗ đến mức phải phá sản, anh thứ 3 chán nản sa vào cờ bạc, cá độ bị dân xã hội đến đòi tiền phải chạy về cầu cứu mẹ chồng và em gái nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của họ.
Ngay cả đất đai, tài sản bà cũng chỉ cho các con trai mỗi người một mảnh đất để xây nhà ổn định cuộc sống còn lại tin tưởng giao cho hết con gái. Vì điều này mà các chị dâu và anh chồng tôi rất bất bình.
Thậm chí tôi là con dâu út và bị hiếm muộn cả chục năm nay phải điều trị rất tốn kém nhưng mẹ chồng chưa bao giờ hỗ trợ dù có kinh tế. Được cái bà cũng không giục giã hay gây sức ép con dâu phải có bầu. Bà bảo con cái là cái duyên, đừng quá áp lực, vợ chồng hiếm muộn nhưng cứ phải thoải mái, phấn chấn tinh thần thì con yêu mau về.
Khi biết tôi có bầu sau nhiều năm hiếm muộn, dù bận nhưng thi thoảng bà gọi điện cho con dâu bảo phải giữ gìn vì thai IVF khó khăn. Lần đầu tiên bà còn cho con dâu út được 50 triệu để bồi dưỡng và thăm khám thai kỳ nhưng bảo phải giữ kín chuyện này vì các chị dâu biết lại bì tị.
Cũng lần đầu tiên bà bảo chồng tôi phải chăm lo cho vợ bầu từ nay đến sau sinh. Nếu trong thai kỳ có bất cứ vấn đề cần đến tiền cứ nói bà sẽ cho vay. Bởi có con khó khăn như vậy, việc quan trọng là cứ an thai.
Trước đó mẹ chồng tôi còn khỏe khoắn như vậy mà khoảng 1 tháng nay em gái anh gọi điện thông báo bà ốm nặng vì bị ung thư giai đoạn cuối đang nằm viện. Em ấy cũng bảo đã gọi điện cho các chị dâu mà chưa thấy chị nào thu xếp vào viện chăm bà.
Phận làm dâu út, tôi còn tưởng các chị bận rộn nên gọi điện lại cho các chị dâu thông báo rồi bảo phân công nhau vào viện chăm mẹ chồng, không ngờ các chị ấy tức giận rồi quát:
“Thím cũng không phải vào, bà cho hết của nả và hợp con gái con rể vậy cứ bảo vợ chồng cô chú ấy đến mà chăm. Các chị cấm em không được bén mảng vào viện”.
Nghe các chị dâu nói vậy mà tôi choáng váng. Thật sự dù mẹ chồng đối xử thiên vị thật nhưng bà ung thư giai đoạn cuối còn chẳng biết sống được bao lâu, sao tôi lơ đi được. Vì thế tôi hàng ngày vẫn vác bụng bầu 6 tháng vào viện chăm mẹ chồng, còn các chị dâu không đến thật. Thi thoảng còn có các anh chồng đến nữa nhưng chỉ thăm nom qua loa như người dưng.
Hàng ngày tôi vẫn vác bụng bầu 6 tháng vào viện chăm mẹ chồng, còn các chị dâu không đến thật. (Ảnh minh họa)
Tôi không biết khuyên can các chị dâu thế nào. Hơn nữa vào viện chăm mẹ chồng ốm, đến bác sĩ và các người bệnh khác cũng bảo tôi đang bầu bí đừng nên vào viện nhiều vì không tốt cho sức khỏe phụ nữ đang mang thai. Tôi thật sự khó xử quá.
Bà bầu có nên vào viện chăm hoặc thăm người bệnh ung thư?
Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý khi đi thăm người bệnh ung thư. Việc đi thăm người bệnh ung thư sẽ không có tác động trực tiếp đến thai nhi, nếu như tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa. Bởi người bị bệnh ung thư đang trong quá trình điều trị sẽ dùng các phương pháp như hóa trị, xạ trị, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, việc này cũng có thể gây ra một số rủi ro và nguy cơ cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, đặc biệt là khi người bệnh ung thư đang trong quá trình điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Dưới đây là một số rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu đi thăm người bệnh ung thư.
Nhiễm trùng
Người bệnh ung thư có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nếu bà bầu tiếp xúc với người bệnh ung thư mắc các bệnh nhiễm trùng này, có thể dẫn đến các biến chứng như sốt, viêm phổi, viêm não, viêm gan… Những căn bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, mà còn có thể gây hại cho thai nhi, như sinh non, dị tật, suy dinh dưỡng…
Phơi nhiễm hóa chất
Người bệnh ung thư đang điều trị hóa trị sẽ có các chất hóa học trong máu, nước tiểu, mồ hôi,… Các chất hóa học này có thể gây kích ứng da, niêm mạc hoặc gây hại cho người tiếp xúc. Nếu bà bầu tiếp xúc với các chất hóa học này, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, hoa mắt… Chúng có thể xâm nhập vào máu của bà bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Phơi nhiễm tia X
Người bệnh ung thư đang điều trị xạ trị sẽ có các tia X trong cơ thể. Tia X là một loại tia phóng xạ có khả năng gây đột biến gen và gây ung thư. Nếu bà bầu tiếp xúc với người bệnh ung thư đang điều trị xạ trị, có thể gây ra các biến chứng như sẩy thai, sinh non, dị tật, suy dinh dưỡng… cho thai nhi. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, nên mẹ bầu đặc biệt lưu ý.
THẢO NGUYÊN