Thanh kiếm khắc hình rồng vàng được mang đi thẩm định, chuyên gia nhìn thấy 3 chữ vội hỏi: "Tổ tiên của bạn là ai?"

Google News

Người đàn ông mang một thanh kiếm vàng của tổ tiên để lại đến thẩm định bảo vật. Vừa nhìn 3 chữ khắc trên thanh kiếm, chuyên gia đã vội hỏi tổ tiên của anh ta là ai.

Trong chương trình thẩm định bảo vật mới đây, một người đàn ông cầm thanh kiếm vàng đến nhờ các chuyên gia định giá. MC vừa nhìn thanh kiếm đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Trên bao kiếm có khắc con rồng vàng nhìn sống động như thật. Khi được hỏi về nguồn gốc của thanh kiếm, người đàn ông này trả lời đó là bảo vật gia truyền.

Vị chuyên gia cầm thanh kiếm lên một cách cẩn thận và xem rất kĩ lưỡng bằng kính hiển vi. Ông nhẹ nhàng rút kiếm ra và thấy bên trong có khắc 3 chữ: Trần Đắc Tài. Nhìn thấy 3 chữ này, chuyên gia thẩm định lập tức hỏi người đàn ông: "Tổ tiên của cậu là ai?".

Người đàn ông bí mật mang thanh kiếm của cụ để lại tới chương trình thẩm định, nhờ các chuyên gia định giá. Anh cho biết cụ anh đã mua được thanh kiếm này, và cất giữ nó như bảo vật

Bởi Trần Đắc Tài là một nhân vật lớn trong lịch sử triều đại nhà Thanh. Vào cuối thời nhà Thanh, dân chúng lầm than, phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra để đấu tranh cho quyền lợi của người dân. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa này là Hồng Tú Toàn, tự xưng là Thiên Vương.

Dưới Thiên Vương có 5 vị vương gia được phân quản lý các vùng lãnh thổ trong đó có Trần Đắc Tài, được phong là Phù Vương. Và điều này có nghĩa là tổ tiên của người đàn ông có quan hệ với nhân vật lớn này nếu đây là báu vật thật. Người đàn ông nghe chuyên gia nói vậy thì khác ngạc nhiên nhưng anh cũng đoán chắc, tổ tiên của mình không có quan hệ với Phù Vương.

Sau khi quan sát kỹ thấy có hình rồng khắc trên thanh kiếm cùng với 3 chữ, các chuyên gia đã rất bất ngờ khi biết rằng đây là món đồ có giá trị văn hóa lớn

Các chuyên gia nhận định, đây đích thực là thanh kiếm được Phù Vương Trần Đắc Tài sử dụng vào cuối thời nhà Thanh

Theo người đàn ông, đây là báu vật cụ của anh để lại. Cụ anh có được báu vật này khi làm kinh doanh ở Thiểm Tây và Cam Túc. Có lẽ cụ anh vì yêu quý đồ cổ nên đã bỏ ra một số tiền lớn mua về. Cụ anh đã rất ngạc nhiên khi lần đầu nhìn thấy thanh kiếm này nên rất trân trọng nó. Sau đó, nó được coi như báu vật gia đình và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến thời của anh. Vì tò mò về nguồn gốc thực sự cũng như giá trị của thanh kiếm khắc con rồng vàng, anh đã bí mật mang đến chương trình thẩm định để nhờ các chuyên gia định giá.

Vị chuyên gia vô cùng thích thú với thanh kiếm, ông nâng niu nhẹ nhàng và quan sát thật kĩ lưỡi kiếm. Sau đó ông lấy một chiếc kính lúp ra quan sát thật kĩ. Hình rồng khắc trên lưỡi kiếm khiến chuyên gia vô cùng ngạc nhiên vì quá sống động. Thanh kiếm có hoa văn gợn sóng trên lưỡi. Khả năng tạo ra những gợn sóng như vậy cho thấy nó không thể bị ăn mòn dù được rèn nhiều lần. Cách gợn sóng chứng tỏ đó là một thanh kiếm vô cùng tốt.

Sau khi nghe chuyên gia định giá bảo vật, người đàn ông vô cùng vui sướng và mang nó về nhà để tiếp tục giữ gìn cẩn thận

Phần bao kiếm và tay cần có hoa văn rồng. Họa tiết đám mây và rồng trên bao kiếm nhìn như thật. Từng bộ phận của con rồng được khắc họa vô cùng rõ nét. Nó thực sự là hình rồng hay được dùng cuối thời nhà Thanh. Các chuyên gia nhận định, đây đích thực là thanh kiếm được Phù Vương Trần Đắc Tài sử dụng vào cuối thời nhà Thanh. Nghe thấy lời chuyên gia nói, người đàn ông hét lên: “Tôi sốc quá”. Điều đó đồng nghĩa với việc, giá trị của thanh kiếm này vô cùng lớn.

Lúc chuyên gia chuẩn bị định giá cụ thể, người đàn ông xua tay. Anh nói rằng đó là vật gia truyền và sẽ giữ gìn như bảo vật quốc gia.

Anh mang thanh kiếm về, trong lòng mừng thầm. Anh không ngờ cụ mình lại có thể mua được một món đồ giá trị như vậy. Vì biết đây là món đồ quý mà cụ trân trọng nên người đàn ông quyết định mang về giữ gìn. Chuyên gia gợi ý, anh nên tặng món đồ này cho quốc gia, làm bảo vật vì đó là một món đồ có giá trị văn hóa lớn.

PHÚ NGUYỄN