Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với núi rừng hùng vĩ, con người hiếu khách mà còn có một ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, từ những món có phương thức chế biến đơn giản cho đến cầu kỳ.
Và nét độc đáo của nền ẩm thực đồng bào Tây Nguyên gây tò mò nhất là các món ăn được làm từ nguyên liệu khá đặc biệt biệt - côn trùng. Thoạt nhìn trông nó vô cùng kỳ lạ nhưng chỉ cần nếm thử một lần sẽ mãi không bao giờ quên.
Sâu muồng - “vừa ăn vừa khóc”
Bạn chỉ cần nhìn các món ăn được chế biến từ sâu muồng như chiên, nướng... sẽ cảm thấy muốn khóc và đương nhiên khi ăn sẽ thấy ghê rợn một chút ở nơi đầu lưỡi. Song bạn nhuốt rồi sẽ không thể nào cưỡng lại hương vị hấp dẫn của chúng mặc dù sợ đến chảy nước mắt.
Như vậy thôi đã đủ thấy kích thích cảm giác khám phá của người và gây tò mò về món sâu muồng. Cây muồng mọc khá nhiều ở các tẫy cà phê, tiêu và khu vực hai bên đường ở vùng đất đỏ bazan. Vào mùa mưa, sâu muồng sinh sôi và nảy nở rất nhiều, đây chính là nguồn nguyên liệu để tạo ra món ăn độc đáo của người Tây Nguyên.
Có thể nói, sâu muồng là một món đặc sản hấp dẫn trong nền văn hóa ẩm thực của người Tây Nguyên được nhiều du khách biết đến. Món ăn này không chỉ mang một hương vị rất lạ mà còn khiến mọi người khắc sâu khoảnh khắc “rùng rợn” về lần đầu thưởng thức món này.
Kiến vàng - đặc sản nổi tiếng
Một đặc sản nữa phải nhắc đến về ẩm thực của miền núi rừng Tây Nguyên là kiến vàng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi tại Tây Nguyên nhưng tuyệt nhiên không có ở địa phương khác. Người dân đã tận dụng loài côn trùng này mà chế biến thành các món ăn độc đáo.
Mặc dù kiến vàng kích thước rất nhỏ nhưng cơ thể có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Người đồng bào có thể nấu xôi kiến, trứng kiến trộn gỏi, nêm các món ăn hay muối kiến vàng. Muối kiến vàng rất nổi tiếng và được xem là món quà quý giá mỗi khi có ai đó từ Tây Nguyên trở về. Muối có thể được ăn kèm với trái cây hay các loại thịt rừng, nấu canh chua đều được.
Ve sầu - ngất ngây với vị béo ngậy
Đây lại là một đặc sản hấp dẫn. Khi ấu trùng ve bắt dầu có hiện tượng lốt xác để phát triển thành con trường thành thì sẽ là lúc được người dân bắt về làm thức ăn.
Ve bỏ hết cánh, chân và làm sạch ruột rồi nhét đậu phộng vào trong bụng. Chiên sơ ve trên chảo dào, đảo nhanh và nêm ném gia vị vừa ăn. Sau khi thấy ve chuyển sang màu vàng ruộm thì cho ra đĩa. Vị béo ngậy hoàn quyện với cái bùi bùi từ đậu và hương vị nêm ếm khiến bất kỳ ai cũng phải nhớ mãi không quên.
K.T