Bất ngờ hình ảnh sân bay Tân Sơn Nhất, cửa ngõ về miền Tây ngày 26 Tết
Ngày 5/2 (26 tháng Chạp), Cảng HKQT Tân Sơn Nhất dự kiến đón hơn 132.000 hành khách đi và đến, tăng khoảng 4.000 hành khách so với ngày 4/2.
Đại diện Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho biết, tình hình tại khu vực sảnh chờ ra máy bay đã ổn định trở lại sau thời gian chịu ảnh hưởng thời tiết xấu (sương mù).
Theo ghi nhận của PV trong ngày 5/2, khu vực sảnh chờ ra máy bay đã không còn quá đông đúc như những ngày trước.
Hành khách xếp hàng chuẩn bị lên máy bay.
Khu vực sảnh chờ ra máy bay lúc 13h44 ngày 5/2.
Khu vực làm thủ tục checkin tại sảnh A - ga quốc nội vào chiều 5/2.
Người dân lỉnh kỉnh hành lý chuẩn bị làm thủ tục checkin để lên máy bay về quê đón Tết.
Đại diện Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho biết, trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm nay, cảng sẽ phối hợp triển khai thông tin chuyến bay tại các khung giờ cao điểm để điều hòa, phân bổ nguồn lực cũng như tăng cường trao đổi, rà soát slot để khai thác phù hợp với năng lực nhà ga.
Khu vực sảnh soi chiếu hành lý ga quốc nội vào chiều 5/2.
Cửa ngõ TPHCM thông thoáng
Theo ghi nhận của PV, ngày 5/2, trên tuyến quốc lộ 1 (hướng TPHCM đi các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ) đông đúc phương tiện di chuyển.
Phương tiện di chuyển tấp nập trên quốc lộ 1 nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đường về các tỉnh, thành miền Tây khá "dễ thở" trong ngày 26 tháng Chạp.
Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê đón Tết bên gia đình.
Mức phạt cao nhất đối với hàng loạt vi phạm giao thông trong dịp Tết
Vi phạm quy định về nồng độ cồn trước, trong và sau Tết diễn ra khá phổ biến. Theo Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn được áp dụng như sau:
Còn với lỗi chạy quá tốc độ cho phép, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô có thể lên tới 12 triệu đồng. Cụ thể:
Bên cạnh đó, người điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng
Đáng lưu ý, theo quy định hiện hành, hành vi đua xe trái phép bị phạt rất nặng. Cụ thể, cá nhân đua xe ô tô bị phạt từ 20-25 triệu đồng, đua xe máy bị phạt từ 10-15 triệu đồng.
Ngoài ra, lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe cũng tăng mạnh. Lái xe ô tô sử dụng điện thoại sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, điều khiểu xe mày bị phạt từ 800.000-1 triệu đồng.
Với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, theo Nghị định 123/2021, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng, hành vi chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng bị áp dụng mức phạt tiền này. Việc đội mũ bảo hiểm nếu không cài quai theo đúng quy cách sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm.
Với hành vi không có giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng, người đi xe máy bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng. Nếu tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
Rưng rưng tấm vé tàu về quê đón Tết của người tha hương suốt 10 năm
Tối muộn ngày 4/2 (25 tháng Chạp), tại ga Sài Gòn, cả trăm gia đình công nhân “tay xách nách mang”, vui mừng lên "chuyến tàu mùa xuân" miễn phí về quê sum họp gia đình đúng dịp Tết cổ truyền 2024.
Chị Ngô Thị Tuyền Giang đã thực hiện được di nguyện của chồng là đưa các con về thăm ông bà dịp Tết.
Chị Ngô Thị Tuyền Giang, công nhân làm việc tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TPHCM) xúc động chia sẻ, quê chị ở Quảng Ngãi. Hơn 10 năm tha hương vào TPHCM mưu sinh, chưa năm nào chị về quê đoàn tụ gia đình trong dịp Tết.
“Ước nguyện của chồng tôi là đưa mấy mẹ con về quê đón Tết cùng gia đình. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, chưa thực hiện được thì anh đã ra đi mãi mãi vì tai nạn lao động” – chị Giang ngậm ngùi.
Biết hoàn cảnh của chị Giang, cuối năm 2023, công đoàn các cấp đã hỗ trợ vé tàu miễn phí để 3 mẹ con chị có thể về quê đón Tết đoàn viên cùng những người thân trong gia đình.
“Ước mơ đã thành hiện thực nhưng chuyến tàu này chẳng thể đi cùng chồng. Tuy nhiên, tôi đã thực hiện được di nguyện của anh. Tôi rất biết ơn Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM và công đoàn đã đem niềm vui và hạnh phúc quá lớn này cho gia đình chúng tôi” - chị Giang bày tỏ.
Chị Nguyễn Thị Giang và con trai hạnh phúc được tặng vé tàu lửa về quê đón Tết.
Chị Nguyễn Thị Giang (48 tuổi, quê Quảng Bình) hiện đang là công nhân Công ty KCC chuyên sản xuất dây kéo (khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) cho biết, đã nhiều năm chưa về quê đón Tết.
Chị Giang đã làm việc tại Công ty KCC hơn 20 năm nhưng mức lương cao nhất nhận được chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng. Bày tỏ niềm vui được tặng vé tàu về quê, chị Giang cho biết đã tiết kiệm được một nửa số chi phí tàu xe về quê.
“Từ TPHCM về quê tôi nếu đi bằng tàu lửa, giá vé tầm 2,5 triệu đồng/người. Gia đình tôi 3 người, tốn khoảng 7,5 triệu đồng. Chỉ tính riêng tiền vé ra vô đã gần hết 1 tháng lương của hai vợ chồng nên chúng tôi không dám về quê vì chi phí đắt đỏ” – chị Giang nói.
Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trần Thị Diệu Thúy lì xì cho con công nhân và gửi lời chúc Tết đến các gia đình
Em bé vui mừng được nhận bao lì xì đỏ.
Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho biết, chương trình “Chuyến tàu mùa xuân” do LĐLĐ TPHCM tổ chức, nhằm tặng vé tàu hỏa cho đoàn viên công đoàn và gia đình có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Giáp Thìn năm 2024
Theo ông Tâm, một mùa xuân mới đang đến rất gần. Đây là thời gian để những người con xa quê hương, xa gia đình có cơ hội về đoàn tụ, sum họp, quây quần bên người thân của mình ở quê nhà.
Hơn 160 gia đình được về quê trong đêm 4/2.
Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều công nhân lao động có hoàn cảnh hết sức khó khăn, bị ảnh hưởng việc làm trong những ngày cận Tết và còn nhiều lý do khác nên không có điều kiện về quê đón Tết. Thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn đó của công nhân, LĐLĐ TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho công nhân lao động như chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình”, “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng thành phố”; “Tết sum vầy - Xuân tri ân”…
“Một trong những hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cấp Công đoàn thành phố, đó là chương trình “Tấm vé nghĩa tình” nhằm động viên chia sẻ khó khăn của công nhân lao động để gia đình sum họp dịp Tết” – ông Tâm cho biết.
Những công nhân nhiều năm không được về quê đón Tết hạnh phúc trên "chuyến tàu mùa xuân".
Tính đến nay, các cấp Công đoàn thành phố đã vận động, trao tặng hơn 26.000 vé tàu, vé xe, vé máy bay với số tiền hơn 16 tỷ đồng. Đây là những nỗ lực của công đoàn các cấp trong việc vận động các doanh nghiệp cùng tham gia trao tặng vé và tổ chức các chuyến xe đưa công nhân lao động về quê đón Tết.
Chương trình “Tấm vé nghĩa tình” trao tặng vé tàu hỏa, đưa 567 hộ gia đình đoàn viên công đoàn với 2.006 người về quê, khởi hành từ Sài Gòn tới Hà Nội trên 17 chuyến tàu được tổ chức trong 4 ngày 4, 5, 6 và 7/2. Trong chuyến tàu tối 4/2 có 162 hộ gia đình với 472 người sẽ được về thăm quê và đón Tết bên gia đình, người thân.
Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Phạm Chí Tâm tiễn công nhân lên tàu về quê đón Tết.
“LĐLĐ TPHCM mong các anh chị công nhân lao động sau Tết sẽ trở lại công ty, đơn vị làm việc đảm bảo thời gian, tiếp tục đóng góp trong lao động sản xuất, góp phần phát triển TPHCM” – ông Tâm gửi gắm.
Bộ Y tế đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế
Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế vừa có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa, đề nghị nghiên cứu, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.
Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.
Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người lái xe.
Đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu, hơi thở
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cho ý kiến và gửi các đề xuất nội dung quy định về Cục Quản lý khám, chữa bệnh trước 20-2, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Lãnh Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đề xuất từ các chuyên gia, các đơn vị chuyên môn là cơ sở để đơn vị nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở lái xe.
Vừa qua, đại diện Bộ Y tế cũng đã có cuộc họp với Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến quy định nồng độ cồn với lái xe. Vấn đề này sẽ được hai bộ và các cơ quan liên quan thảo luận trong thời gian tới.
Bày tỏ quan điểm về kiến nghị xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn "vượt ngưỡng", ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng trường hợp nồng độ cồn cao không đủ điều kiện lái xe thì cần phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, sẽ phải tham khảo thêm quy định các nước trên thế giới để đưa ra một quy định hài hòa.
"Chúng tôi ủng hộ việc xử lý vi phạm hành chính có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhờ có việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn số vụ tai nạn giao thông đã giảm khá nhiều"- ông Khoa nói.
Không uống rượu, bia nhưng vẫn có nồng độ cồn phải làm sao?
Liên quan đến quy định hiện hành về nồng độ cồn với các lái xe, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết, luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Quy định này áp dụng ổn định đối với người điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm, trước khi luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định này, mở rộng thêm đối với người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.
Kiểm tra nồng độ cồn trong máu qua hơi thở.
Theo chuyên gia của Bộ Y tế hiện các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.
Một số bác sĩ cho biết trong cơ thể người bình thường luôn có một lượng nhỏ cồn ethanol nội sinh được tạo ra do quá trình lên men tự nhiên, bởi vi sinh vật đường ruột và sự chuyển hóa trong các mô.
Vấn đề cồn nội sinh khiến dương tính với máy đo nồng độ cồn cũng có thể xảy ra, bởi cồn nội sinh có thể xảy ra ở một số trường hợp dùng thuốc điều trị, thậm chí dùng lượng lớn cồn sát khuẩn ngoài da.
Tuy nhiên, các trường hợp có cồn nội sinh thì thường nồng độ rất thấp, khó có khả năng dương tính khi test cồn qua hơi thở.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, kỹ thuật xác định cồn nội sinh cho bệnh nhân là thử định lượng nồng độ cồn trong máu. Bệnh nhân sẽ uống đường glucose khoảng 30 phút/lần. Nếu xét nghiệm có cồn trong máu thì đây là trường hợp có cồn nội sinh do bệnh lý. Xét nghiệm ở người khỏe mạnh sẽ không phát hiện ra cồn.
Về ngưỡng nồng độ cồn, tại quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23-1-2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu, tại mục 60 của quyết định này.
Theo đó, tại điểm 4 "nhận định kết quả" có ghi: trị số thường dưới 10,9 mmol/lít (tương đương 50 mg/100 ml).
Với việc xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn như hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm nồng độ cồn đã ở mức tương đối cao, tạo được sức răn đe tốt.
Dù vậy một số ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành quy định những người có nồng độ cồn ở mức trên 0,4mg/l khí thở, dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Điều này chưa phù hợp và chưa tương xứng với mức độ vi phạm.
Thu giữ hung khí nghi phạm người Nga sát hại bạn rồi phi tang thi thể
Ngày 5-2, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, nghi phạm người Nga tên N.R, 40 tuổi, quốc tịch Nga người sát hại bạn thân rồi tạo hiện trường giả, phi tang thi thể đã khai nhận nơi cất giấu hung khí.
Cơ quan điều tra đã thu giữ chiếc búa mà nghi phạm người Nga N.R sử dụng để sát hại nạn nhân V.A.
Căn cứ vết thương trên thi thể nạn nhân, hung khí mà N.R khai nhận dùng để sát hại bạn ở chung nhà trọ là phù hợp.
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ xe môtô mà N.R sử dụng để chở thi thể nạn nhân đi phi tang cách hiện trường vụ án khoảng 2 km.
Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân. Ảnh LN.
Như tin đã đưa, khoảng 17 giờ 30 phút chiều 1-2, người dân trong khi đi vào rẫy ở thôn Thiện Sơn, xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết thì phát hiện thi thể nam giới đã tử vong được quấn trong chăn, chân bị trói, đầu có vết thương.
Nạn nhân được xác định là người nước ngoài, cao hơn 1,8m khoảng hơn 40 tuổi, chỉ mặc quần đùi, thời gian tử vong khoảng 3-4 ngày.
Nạn nhân sau đó được xác định là V.A (44 tuổi), quốc tịch Nga, sang Việt Nam gần một năm nay và ở trọ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết.
Quá trình truy xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Bình Thuận xác định địa điểm phát hiện nạn nhân là hiện trường giả nên đã tập trung xác minh, trích xuất camera khu vực nạn nhân này ở trọ.
Cơ quan điều tra xác định, đêm 30-1, nạn nhân V.A và N.R thuê trọ ở gần phòng nhau.
Chiếc búa mà nghi phạm người Nga N.R khai nhận dùng để gây án.
Do người quản lý nhà trọ hết hợp đồng, phải trả nhà trọ cho chủ sở hữu nên thông báo cho những người ở trọ biết để dọn dẹp trả phòng.
V.A đã nhờ N.R đi thuê giúp phòng trọ. Tối 30-1 khi N.R trở về thông báo chỉ thuê được phòng trọ cho mình thì V.A tức giận dùng tay đánh N.R nhưng không trúng.
N.R, nghi phạm sát hại nạn nhân rồi phi tang thi thể. Ảnh CABT
Khi thấy V.A bỏ vào phía trong, nghi ngờ người này sẽ tấn công mình, N.R khai đã nhặt cây búa gần đó bất ngờ tấn công nạn nhân rồi quấn lại chờ đến khuya dùng xe máy chở thi thể đi phi tang.
Những chính sách nổi bật nhất trong Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp
Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Việc ban hành Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tạo hành lang pháp lý cho quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất.
Lãnh đạo Quốc hội tham gia biểu quyết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 Chương, 260 điều, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:
Xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp; đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định.
Thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất...
Đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.
Chế độ sử dụng đất đa mục đích; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; đất tôn giáo kết hợp với mục đích khác; đất có mặt nước sử dụng đa mục đích; hoạt động lấn biển...
Phân cấp thẩm quyền cho các địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, đồng thời thiết lập các cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý của Trung ương thông qua quy định về hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu về đất đai tập trung, thống nhất; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Bảo đảm an toàn, lành mạnh hệ thống tổ chức tín dụng
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:
Tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng…
Hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.
Xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.
Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.
Quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.
K.T