2 bộ phận của quả vải vốn là thuốc quý chữa bệnh

Google News

Đa số chúng ta chỉ ăn phần cùi trắng bên trong quả vải mà bỏ phí những phần khác.

Phần vỏ lựa trắng bên ngoài quả vải

Quả vải là loại trái cây ngon ngọt được nhiều người yêu thích. Trong Đông y, nó còn được sử dụng như một vị thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Quả vải giúp tinh thần tinh tó, tăng thân nhiệt, tráng dương, dưỡng nhan...

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, đa phần người dân khi ăn vải đều chỉ ăn phần cùi trắng mà bỏ phí lớp vỏ lụa bên ngoài và phần hạt.

Thực chất cả hai bộ phận này của quả vải đều có thể sử dụng được và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Phần vỏ lụa bên ngoài cùi vải có thể ăn được.

Phần vỏ lụa của quả vải có vị hơi chát, cung cấp chất xơ, có tác dụng giảm độ nóng, ngọt của cùi vải.

Khi ăn vải, chúng ta có thể ăn cả phần vỏ lụa để hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn nhọt.

Một số bài thuốc từ hạt vải:

Trị đau bụng kinh hoặc hiện tượng đau bụng sau sinh ở phụ nữ

20 gram hạt vải đốt tồn tính, 40 gram hương phụ tán bột mịn. Lấy 6-8 gram hỗn hợp này uống với nước muối loãng hoặc nước cơm, uống 2 lần/ngày.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2

Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước và cô thành cao rồi chế thành viên (mỗi viên 0,3 gram). Một lần uống 4-6 viên, ngày uống 3 lần, uống 1 liệu trình trong 3 tháng.

Hạt vải sấy khô, tán mịn thành bột rồi cho vào lọ kín. Mỗi lần uống 10 gram, dùng trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 3 lần, dùng trong 3 tháng.

Phòng ngừa bệnh sỏi mật

Hạt vải và hạt mít mỗi thứ 20 gram, trần bì 10 gram, hồng táo 2 trái cho vào ấm và thêm 3 bát nước rồi đun sôi. Dùng nước này uống trong ngày như các loại trà.

Trị đau dạ dày mạn tính

Hạt vải sấy khô, tán thành bộ mịn và cho vào lọ kín. Mỗi lần lấy 6 gram bột hòa với nước ấm để uống, ngày uống 3 lần.

Lưu ý, nếu muốn chữa bệnh băng hạt vải cần được các chuyên gia Đông y, bác sĩ tư vấn kỹ càng, kê đơn phù hợp, tuyệ đối không được tự ý sử dụng tại nhà.

Theo Khỏe & Đẹp