1. Ăn quá nhanh dẫn đến các vấn đề sức khỏe của hệ tiêu hóa
Chúng ta đều biết rằng giờ nghỉ trưa ở các văn phòng thường không quá dài, bao gồm cả việc ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ. Để bắt kịp thời gian, nhiều nhân viên văn phòng bận rộn với công việc nên có lúc chỉ dành ít phút cho việc giải quyết bữa ăn trưa.
Thời gian ít nên nhiều người sẽ ăn uống rất vội vàng, nhanh chóng kết thúc bữa ăn, đây cũng là cách khiến cho hệ tiêu hóa của bạn bị quá tải, vì nhai không kỹ, nuốt quá nhanh, thực phẩm thô đi thẳng vào dạ dày. Ngày này qua ngày khác, đường ruột của bạn sẽ phải làm việc quá tải, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, mà còn có thể dẫn đến các vấn đề về nội tiết.
Thông thường, lời khuyên dành cho bạn là nên duy trì bữa ăn trưa kéo dài tối thiểu trong 30 phút, từ lúc cầm đũa cho đến lúc đặt bát xuống. Bạn cần phải ăn uống từ tốn, nhai nuốt đủ chậm rãi và cẩn thận. Đây cũng là cách bảo vệ dạ dày, hệ tiêu hóa, duy trì chức năng hấp thụ dinh dưỡng tối ưu, tốt cho sức khỏe. Nội tạng hoạt động tốt hơn, trí não cũng sẽ phát triển tốt hơn.
Ảnh minh họa
Nếu bạn ăn một bữa trưa tốt, sức khỏe của bạn không những được đảm bảo, mà tâm trạng của bạn cũng được tăng lên. Ăn một bữa trưa ngọn miệng, cả một nửa ngày dài sau đó bạn sẽ hứng khởi, vui vẻ, nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng.
2. Ăn quá nhiều tinh bột trong bữa trưa mà thiếu các chất dinh dưỡng khác
Nhiều người thích ăn các món ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn vào buổi trưa. Đa số các món ăn này chứa thành phần tinh bột nhiều hơn các thành phần khác. Ví dụ như món bánh mì, mì ăn liền, phở, bún miến các loại. Đây là một kiểu ăn phổ biến và rất thiếu cân bằng dinh dưỡng, có thể nhiều bột ít rau, hoặc nhiều thịt ít các loại vitamin và khoáng chất khác.
Ảnh minh họa
Bạn có thể chưa biết, các món ăn giàu tinh bột rất dễ hấp thụ vào cơ thể, làm cho bạn có cảm giác no rất nhanh, nhưng cũng nhanh tạo cảm giác đói. Vì vậy, nếu bạn ăn mì bún phở vào bữa trưa, nên chú ý ăn thêm các loại rau và trái cây hoặc kết hợp thêm trứng, thịt…
Những việc nên và không nên làm vào bữa trưa
Không uống nước có chứa calorie trong bữa ăn, chỉ nên dùng nước lọc. Nên nhớ một ly nước ép trái cây cũng chứa lượng đường bằng lượng đường trong một chiếc bánh nướng Doughnut, đặc biệt các loại nước ngọt đóng chai thì càng không nên.
Ảnh minh họa
Không ngồi ăn trước màn hình. Một nghiên cứu về dinh dưỡng của bác sĩ Connie Diekman (Mỹ) cho thấy chúng ta có xu hướng tiêu thụ nhiều calorie khi ăn trước màn hình máy tính hay xem tivi. Tốt nhất là nên dành ít nhất 20 phút cho bữa trưa, chỉ để ngồi và tập trung thưởng thức bữa ăn.
Nên chọn mua những thức ăn vặt lành mạnh để trên bàn làm việc (như các loại quả hạch, trái cây như táo…) và ăn một ít chúng vào khoảng giữa bữa sáng và bữa trưa sẽ giúp bạn kiềm chế cơn thèm đồ béo và khó tiêu.
Bỏ qua cữ café sáng. Caffeine sẽ khiến cơ thể sản sinh hormone gây căng thẳng cortissol và có thể sẽ dẫn bạn đến cơn thèm ngọt sau đó. Uống chỉ từ 1-2 tách café mỗi ngày. Lựa chọn tốt hơn là trà xanh vì nó giúp tăng cường chuyển hóa và chống oxy hóa rất tốt.
Không uống trong khi ăn. Muốn uống nước, nên nhớ lời dặn dò quen thuộc của các nhà dinh dưỡng là: “Chỉ uống nước trước và sau bữa ăn ít nhất 5 phút.” Uống nước trong khi ăn sẽ làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa và gây đầy bụng.