Mỗi dịp Đông đến, tiết trời rét lạnh, người người nhà nhà lại thích tụ tập quây quần bên nhau ăn món lẩu nóng hổi, thơm ngon. Nhờ thế mà không biết từ khi nào lẩu trở thành món ăn "quốc dân" mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.
Với sự tinh túy của văn hóa ẩm thực, lẩu giống như bữa tiệc buffet thu nhỏ với đa dạng thực phẩm để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái ăn lẩu. Một số người nên ăn kiêng dè, có kiểm soát, thậm chí là không nên ăn lẩu.
Dưới đây là một số nhóm người nên tránh ăn lẩu:
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu sẽ dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến bệnh lý về ký sinh trùng như sán lá. Tốt nhất, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Người bị cao huyết áp, tiểu đường
Thịt đỏ, hải sản, nội tạng,... là những món không thể thiếu khi ăn lẩu. Chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại dồi dào chất purine, rất không có lợi cho người mắc các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp.
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Ăn lẩu quá cay thường dẫn đến tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người có tiền sức mắc bệnh dạ dày. Thực phẩm sau khi nhung trong nồi nước lẩu sôi sùng sục sẽ rất nóng, cộng với gia vị cay đặc chưng của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, viêm tụy cấp tính thậm chí là chảy máu dạ dày, hoặc thủng dạ dày,...
Theo Thiên Anh/saostar