Chà xát đũa với nhau
Chúng ta thường có thói quen chà xát đũa vào nhau khi rửa vì nghĩ rằng cách này vừa tiện lợi lại giúp làm sạch đũa. Tuy nhiên, đây là cách làm không được các chuyên gia khuyến khích. Bởi khi đũa bị chà xát với nhau, lớp bảo vệ bên ngoài dễ bị bong ra, làm xuất hiện các vết nứt, khiến đũa trở nên thô ráp, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
|
Ảnh minh họa. |
Ngâm đũa trong nước rửa bát
Nhiều người có thói quen ngâm bát đũa trong nước rửa bát rất lâu rồi mới rửa. Cách làm này vô tình khiến cho hóa chất từ nước rửa bát có thể ngấm vào trong đũa mà nước không thể làm sạch được.
Dù sau đó bạn có rửa kỹ như thế nào, các chất hóa học còn sót lại trên đũa vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như làm giảm nồng độ các ion trong máu, axit hóa máu, làm hại chức năng gan...
Không lau khô đũa sau khi rửa
Rất ít người có thói quen lau khô đũa sau khi rửa. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Trong nấm mốc có chứa một chất gây ung thư là aflatoxin. Khi đũa bị ẩm mốc, chất độc này được sản sinh. Sử dụng những đôi đũa mốc là vô tình đưa chất độc vào cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng đũa
Bạn nên pha loãng nước rửa bát với nước sạch rồi dùng vải mềm rửa từng chiếc đũa một. Sau đó, rửa đũa dưới vòi nước chảy. Cách này có thể làm giảm ma sát, tránh dư lượng chất hóa học còn sót lại trên đũa.
Sau khi rửa, hãy lấy khăn sạch lau đũa hoặc phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời trước khi cắm vào ống. Nên để đũa ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc. Hộp/ông đựng đũa nên có lỗ thoáng khí, thoáng nước…
Sau 3-6 tháng sử dụng, bạn nên thay đũa mới. Đũa sử dụng lâu ngày sẽ nhiễm nhiều vi khuẩn, có khả năng bị nấm mốc...
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp