Nhân trần là vị thuốc Đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng, không chỉ vậy mà nhân trần còn được nghiên cứu và xác thực những chức năng trong việc điều trị bệnh lý gan mật.
Vào mùa hè, nhân trần còn là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích, thậm chí 1 lần có thể uống nhiều cốc mà vẫn thèm.
Tuy nhiên có một số lưu ý khi uống nhân trần mà mọi người nên nắm rõ để tránh rước bệnh vào người.
Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo
Nhân trần vốn có tính hàn, vị cay đắng tác dụng đào thải. Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, chống suy nhược…
Mặc dù cả hai thứ đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải.
Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo sẽ tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu không có vấn đề về gan thì tốt nhất không nên dùng nhân trần.
Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Không nên uống nhân trần hằng ngày
Nguyên nhân là vì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung.
Hơn nữa, nếu gan, mật không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hằng ngày sẽ khiến các cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và dễ sinh bệnh.
Người bị tiêu chảy lạnh bụng không nên uống
Với những người cơ thể hư hàn lạnh bụng, hoặc đang bị tiểu chảy thì không nên uống nước nhân trần kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Theo Mase/VietNamnet