4 hành động hại thai nhi không kém thức khuya nên dừng ngay

Google News

Thường xuyên thức khuya lướt điện thoại “giải trí”, Tiểu Mai không ngờ đây là nguyên nhân khiến đứa con trong bụng chậm phát triển 2 tuần so với tuổi thực.

Người xưa có câu “người chửa cửa mả” để nói về những vất vả, nguy hiểm thậm chí là tai biến dễ đối diện trong quá trình mang thai. Rất may kiến thức của con người về lĩnh vực sản khoa ngày càng chuyên sâu, giúp chị em vượt cạn an toàn hơn.
Việc tiếp cận kiến thức sinh sản cũng không khó. Điều chị em cần làm là chủ động tìm kiếm thông tin, áp dụng trong cuộc sống, tránh những hành động hại thai nhi như trường hợp của Tiểu Mai dưới đây.
Tiểu Mai là nhân viên văn phòng, hiện đang mang thai. Thật may mắn, quá trình mang thai của Tiểu Mai rất thuận lợi, không ốm nghén quá mức. Cô cũng rất chú ý giữ gìn sức khỏe khi luôn giữ tâm trạng tốt, cân bằng chế độ ăn hàng ngày. Ở chỗ làm, lãnh đạo cũng quan tâm đến nhân viên, giảm bớt áp lực công việc để Tiểu Mai có nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe.
4 hanh dong hai thai nhi khong kem thuc khuya nen dung ngay
 Xem điện thoại đến 12 giờ đêm mới ngủ, Tiểu Mai hối hận vì ảnh hưởng sức khỏe thai nhi. Ảnh: Sohu
Tiểu Mai đặc biệt thích những video ngắn trên mạng xã hội. Thời gian rảnh hoặc mỗi buổi tối, Tiểu Mai thường nằm trên giường lướt điện thoại di động. Những video thú vị khiến cô càng xem càng cuốn, khiến cô thức đến 12 giờ đêm mới tắt điện thoại đi ngủ. Sáng hôm sau dậy lúc 6 giờ để kịp giờ làm, mặc dù khá mệt nhưng Tiểu Mai cũng không để tâm nhiều.
Đến ngày khám thai định kỳ, Tiểu Mai rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo thai nhi nhỏ và phát triển chậm hơn bình thường 2 tuần. Quả thực, Tiểu Mai rất chú trọng ăn uống khi mang thai. Hơn nữa, cô cũng tăng cân đáng kể trong quá trình bầu bí, tại sao đứa trẻ lại nhỏ như vậy?
4 hanh dong hai thai nhi khong kem thuc khuya nen dung ngay-Hinh-2
 Ngoài ăn uống, mẹ bầu cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, vận động hợp lý, duy trì tâm trạng tích cực suốt thai kỳ. Ảnh: Sohu
Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, Tiểu Mai nhận thấy có nhiều vấn đề cần chú ý khi mang thai. Trước đây, cô chỉ chú trọng ăn uống, đa dạng thực phẩm, cân đối dinh dưỡng song như vậy thôi chưa đủ. Việc thức khuya, lười vận động cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tiểu Mai hối hận khi làm mẹ mà bất cẩn. Cô quyết tâm thay đổi triệt để vì sức khỏe của con.
Thực tế, những trường hợp như Tiểu Mai không ít. Chúng ta thường nghĩ để thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu chú ý đến chế độ ăn hàng ngày là chưa đủ. Có những hành động hại thai nhi không kém thức khuya.
Thứ nhất, ăn uống quá độ khi mang thai. Trước đây, điều kiện vật chất tương đối khó khăn, không phải ai cũng có khả năng tẩm bổ. Do vậy, bà bầu thường được ưu tiên bổ sung dinh dưỡng khi mang thai. Ngày nay, điều kiện sống được cải thiện nhiều, thịt cá là món thường có trong bữa cơm gia đình. Mẹ bầu không nên cố bổ sung thịt cá, chỉ cần duy trì chế độ ăn cân bằng, đa dạng là được.
Cố gắng bồi bổ thật nhiều món ngon không có lợi. Ngược lại, cách ăn này khiến cả mẹ và thai nhi thừa cân. Mẹ bầu thừa cân dễ đối diện nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường thai kì. Trong khi đó, thai nhi thừa cân dễ trở thành “em bé khổng lồ”, tăng nguy cơ sinh sớm. Những “em bé khổng lồ” ra đời có xác suất mắc bệnh cũng cao hơn so với trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường.
Thứ hai, nằm cả ngày khi mang thai. Một số mẹ bầu hiểu lầm khái niệm “dưỡng thai” với việc nằm nghỉ ngơi cả ngày. Thậm chí, có người bỏ việc ngay khi biết mình có thai, cả ngày chỉ nằm, tránh vận động tối đa.
Các nhà khoa học tin rằng, mẹ bầu không nên nằm một chỗ. Nằm cả ngày không chỉ không tốt cho quá trình lưu thông máu mà còn khiến bạn có nguy cơ thừa cân. Ăn nhiều vận động ít về lâu dài không có lợi cho thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần ăn uống khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc và lao động bình thường – chỉ cần tránh những công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, công việc nặng.
Thứ ba, không khám thai định kì. Khám thai định kì giúp bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện bất thường để can thiệp kịp thời. Không khám thai khiến những trường hợp bất thường không được phát hiện, nguy cơ sinh ra trẻ dị dạng.
Thứ tư, trầm cảm khi mang thai. Nội tiết thay đổi khiến nhiều mẹ bầu nhạy cảm hơn khi mang thai. Nhiều trường hợp, mẹ bầu duy trì trạng thái u uất ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Trầm cảm kéo dài khiến hệ miễn dịch suy giảm.
Để tránh trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu nên điều chỉnh tâm trạng bằng cách xem các nội dung giải trí vui nhộn như phim hài, đọc truyện cười hoặc giải tỏa tâm trạng bằng cách thay đổi môi trường, đi bộ ngoài trời.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Nguồn video: Vinmec

Định Tâm (Theo SH)