Ăn lẩu vị quá cay hoặc quá chua
Các loại lẩu chua cay mang lại hương vị kích thích, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ăn quá chua hay quá cay đều làm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.
Nước lẩu quá chua/cay sẽ làm niêm mạc dạ dày bị kích thích. Trường hợp nhẹ thì gây ra đau dạ dày, nặng hơn có thể sinh ra phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Ăn quá lâu, quá nhiều
Ăn lẩu thường kéo dài trong 1 - 2 giờ đồng hồ và thói quen này bị liệt vào danh sách đen.
Việc ăn lẩu quá lâu, quá nhiều sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc quá sức, dễ gây nên tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Ngoài ra, ăn lẩu trong 1 thời gian dài còn có thể gây tăng lượng cholesterol trong máu. Khuyến cáo, chỉ nên ăn lẩu tối đa 1 lần/tuần.
Ăn lẩu tái
Nhiều người cho rằng, thịt nhúng lẩu phải chín tái mới thơm ngon, giữ được ví ngọt nên chỉ nhứng qua loa trong nước sôi. Tuy nhiên, thời gian nấu quá ngắn sẽ không thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn, ký sinh trùng trên bám trên thực phẩm. Như vậy người ăn có thể sẽ mắc phải các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Ngoài ra, trong quá trình ăn, chúng ta cũng nên phân biệt rõ đồ chín và đồ sống. Không dùng đũa gắp đồ sống để gắp đồ chín, tránh nhiễm khuẩn chéo.
Vội vàng cho thức ăn vào miệng khi còn quá nóng
Đồ ăn vừa gắp từ nồi lẩu nóng đang sôi sùng sục không chỉ gây tổn thương niêm mạc khoang miệng mà còn làm hại thực quản, dạ dày.
Đồ ăn nóng sẽ kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Khi ăn lẩu, bạn nên gắp đồ ăn chín ra rát để nguội bớt rồi mới từ từ sử dụng.
Lạm dụng nhiều viên nhúng lẩu như tôm viên, bò viên, cá viên...
Các loại thịt viên là đồ nhúng lẩu yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, dù chúng có hương vị béo ngậy và thơm ngon, bạn cũng không nên ăn nhiều. Chúng rất khó kiểm định về nguyên liệu, quy trình sản xuất của các loại thịt viên này. Nó có thể được làm từ các loại thịt vụn trộn với nhau, cho thêm các phụ gia thực phẩm. Khâu chế biến, vận chuyển cũng rất khó để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Doisongphapluat