Củ sắn
Sắn là loại thực phẩm dân dã, được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn sắn sống. Sắn tươi có chứa một hàm lượng axit cyanhydric (HCN). Loại axit này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị ngộ độc do sắn tươi ban đầu sẽ có các triệu chứng như khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Rất may, chất này có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến. Trước khi ăn, bạn cần phải lột vỏ sắn, rửa sạch, ngâm nước và luộc chín.
Cà tím
Cà tím có chứa một loại độc tố có tên là solanin. Ăn cà tím sống có thể khiến bạn đị đau bụng. Cà tím non có hàm lượng solanin cao hơn.
Ngoài ra, cà tím cũng chứa hợp chất glycoalkaloid không tốt cho hệ tiêu hóa.
Khoai tây
Tương tự như cà tím, khoai tây cũng chứa glycoalkaloid làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên nấu chín khoai tây trước khi ăn.
Rau mầm và giá đỗ
Giá đỗ và các loại rau mầm rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vì vậy, ăn rau mầm sống không an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.
Khoai môn
Cả lá, rể của cây khoai môn đều ăn được nhưng phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. Khoai môn sống chứa canxi oxalat. Chất này gây ra cảm giác tê miệng hoặc nghẹn ở cổ họng. Nó cũng góp phần tạo ra sỏi thận.
Ngoài ra, khi chế biến khoai môn sống, bạn nên mang găng tay để bảo vệ da.
Theo Khoevadep