Đun sôi sữa
Đối với sữa mới vắt, tốt nhất bạn nên đun sôi để loại bỏ vi khuẩn. Nhưng đối với sữa đã qua khâu tiệt trùng, bạn không nên đun lại. Bởi sữa rất dễ bị biến đổi chất, chuyển màu, có vị chua...
Trong trường hợp muốn uống sữa ấm, bạn chỉ nên làm nóng đến nhiệt độ 50-70 độ C. Không nên trộn sữa tươi với nước sôi, không tốt cho sức khỏe.
Uống sữa với trái cây
Nhiều người thường cho trái cây vào trong sữa để tạo thêm hương vị nhưng việc này sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa. Sữa kết hợp với các loại trái cây khi ăn vào sẽ tạo nhiệt trong hệ tiêu hóa, còn sữa lại tạo cảm giác lạnh, đau bụng.
|
Sai lầm khi uống sữa có thể gây hại cho sức khỏe. |
Uống sữa với thực phẩm giàu protein
Sữa giàu dinh dưỡng khi kết hợp với các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá sẽ trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Sữa khác các loại thực phẩm khác. Nó không thể bị phân hủy trong tá tràng ruột non. Khi uống sữa, dạ dày cũng không tiết ra dịch tiêu hóa. Do dó, uống sữa cùng thực phẩm giàu protein sẽ làm hệ tiêu hóa gặp phải áp lực rất lớn.
Ngoài ra, sữa kết hợp với cá có thể gây dị ứng.
Uống quá nhiều sữa
Sữa bổ dưỡng nhưng không nên uống quá nhiều. Uống nhiều sữa gây mất cân bằng dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng 600 ml sữa mỗi ngày.
Uống sữa khi bụng đói
Sữa gây ra hiện tượng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy ở một số người nếu uống khi đói. Đây là một nhóm người có khả năng dung nạp đường sữa kém. Tốt nhất nên ăn lót dạ một món gì đó trước khi uống sữa. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm tinh bột sau khi dùng khoảng 30 phút.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep