Nghệ
Sở dĩ nghệ đứng đầu trong danh sách là vì nghệ có các đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, giảm đau và chống nấm, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đáng kể.
Curcuminoids (chủ yếu là curcumin) và tinh dầu (chủ yếu là monoterpenes) là những thành phần hoạt tính sinh học chính của nghệ, có tác dụng trị liệu cho sức khỏe cơ thể.
Ăn nghệ sau khi tiêm vắc-xin bạn cơ thể sẽ đỡ mệt, cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Gừng
Gừng luôn được biết tới là loại gia vị cực tốt cho sức khỏe.
Gừng giàu các axit amin và enzyme quan trọng giúp giảm viêm, làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng.
Bạn có thể nấu một món ăn có thể cho thật nhiều gừng hoặc một cốc trà gừng sau tiêm cũng rất tốt.
Các loại rau lá xanh
Các loại ra lá xanh như rau cải bẹ, cải chân vịt, bông cải xanh... cực kỳ tốt cho cơ thể.
Những loại rau lá xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin, carotenoids tiền vitamin A, folate, mangan và quan trọng nhất là vitamin K.
Đây là nguồn thực phẩm bổ sung tốt nhất sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Thực phẩm chứa nhiều nước
Hãy bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước. Cung cấp đủ nước sau khi tiêm vắc-xin sẽ giúp bạn duy trì cả nhiệt độ cơ thể và trạng thái tinh thần tỉnh táo.
Nhận được nhiều dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm nhiều nước sẽ giúp bạn sảng khoái và bình tĩnh hơn.
Bạn có thể ăn thật nhiều cam, quýt, dưa hấu... rong chế độ ăn sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Các loại ngũ cốc
Duy trì sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa luôn là điều cần thiết. Tiêu hóa tốt hơn và đường ruột khỏe mạnh sẽ tự động mang lại sức khỏe tốt hơn.
Để tăng cường mức năng lượng, bạn cần bổ sung nhiều loại ngũ cốc vào chế độ ăn. Hàm lượng chất xơ giàu có trong các thực phẩm này sẽ cho phép cơ thể hấp thụ dinh dưỡng trong ruột và chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
Phản ứng sau tiêm thế nào là bình thường, thế nào là nguy hiểm, mọi người nên nắm rõ
Theo các chuyên gia, những phản ứng phụ thường xuất hiện sau 30 phút kể từ khi tiêm. Cũng có người lâu hơn nhưng rơi vào 7 ngày trở lại. Các tác dụng phụ này ở 3 mức độ gồm:
+ Mức độ nhẹ như ngứa, nổi mề đay, sưng quanh mắt, hốt hoảng, nhức đầu và rét run.
+ Mức độ trung bình bao gồm các phản ứng như bị vã mồ hôi, nghẹt thở, khó thở, thở khò khè, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, chóng mặt và tiêu chảy.
+ Với mức độ nặng thì có triệu chứng tím tái, hạ huyết áp, co giật, mạch đập nhanh yếu và ngất.
Người dân cần theo kĩ các dấu hiệu cơ thể để kịp thời báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí, đảm bảo an toàn.
WHO cảnh báo mọi người không nên 'nghe lời đồn' uống thuốc giảm đau hay thuốc chống dị ứng trước khi tiêm
Những ngày gần đây, có nhiều thông tin lan truyền rằng mọi người nên sử dụng paracetamol và thuốc kháng histamine (chống dị ứng) trước khi tiêm để làm giảm tác dụng phụ tiềm ẩn sau tiêm vắc xin. Thế nhưng, WHO mới đây đã khẳng định rằng: Việc tự ý uống các loại thuốc giảm đau không được khuyến khích và nó có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin.
Tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của vắc xin. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng. Nếu tiêm xong mà có bị sốt, đau cơ, nhức đầu mà muốn dùng paracetamol thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
‘Không có lý do gì để bạn dùng thử các thuốc kháng histamine để hạn chế triệu chứng có thể mắc phải sau tiêm. Bạn chỉ nên dùng khi xuất hiện triệu chứng’, GS. Luke O'Neill (Chủ nhiệm khoa Hóa sinh của ĐH Trinity, Ireland) nói.
Ngoài ra, bạn nếu đang dùng bất cứ thuốc nào cũng cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn kĩ hơn. Điều này nhằm hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Theo Thạch Thảo/ Khoevadep