Cá và hải sản
Ăn hải sản vốn đã phải chọn loại còn tươi sống, ăn lúc mới nấu xong, nếu đã để lâu không những làm mất hương vị thơm ngon của hải sản mà còn dễ ảnh hưởng đến gan thận của chúng ta. Bởi lẽ, đây là những thực phẩm rất dễ bị phân hủy nếu không được bảo quản tốt kể từ khi đánh bắt.
Cá và các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc… đã chế biến nhưng không ăn hết để qua đêm sẽ làm các chất protein bị biến đổi gây hại cho cơ thể.
Cơm nguội
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Anh (FSA), bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn cơm nguội. Nguyên nhân là vì trong cơm nguội có chứa lượng vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus Cereus.
Trong nhiệt độ phòng, các bào tử này sống sót và sinh sôi cực nhanh theo cấp số nhân. Thậm chí, việc hâm nóng lại cơm nguội cũng không thể loại bỏ hoàn toàn chất độc hại này. Bạn có thể gây ngộ độc, tiêu chảy khi ăn cơm nguội quá nhiều.
Nộm, gỏi
Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế các vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để qua ngày hôm sau, ngay cả khi bạn đã để trong tủ lạnh thì một số vi khuẩn, nấm mốc đó cũng không ngừng sinh sôi, những vi khuẩn này dễ gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí là ngộ độc.
Trứng luộc
Cũng theo chuyên gia Trương, thời điểm tốt nhất để ăn trứng luộc là từ 1-2 giờ sau bữa ăn. Bạn không nên để trứng qua đêm, đặc biệt là loại trứng lòng đào bởi chúng có khả năng sản sinh ra vi khuẩn staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), nếu xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi, khi vào xương có thể gây viêm tủy xương.
Ngoài ra, trứng luộc để qua đêm cũng là một môi trường để các vi sinh vật gây hại khác phát triển, gây hại cho dạ dày và ruột.
Các chế phẩm từ đậu
Đậu phụ và các chế phẩm từ đậu có chứa hàm lượng nước tương đối cao, hàm lượng protein và các dưỡng chất khác cũng rất phong phú, đó là nguồn nuôi dưỡng dồi dào cho các vi sinh vật. Đậu phụ nếu để lâu dễ sinh ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm, như vi khuẩn clostridium botulium. Vi khuẩn này có chất độc còn mạnh gấp nhiều lần so với chất độc xyanua kali.
Rau xanh
Rau xanh, đặc biệt là rau chân vịt, rau cần, rau cải… có hàm lượng muối nitrat trên lá và cọng rau rất cao, khi nấu chín và để qua đêm rất dễ chuyển hóa thành nitrit – một chất có thể gây ra bệnh ung thư.
Theo Mộc/khoevadep