Tâm trạng không ổn định
Những người dễ thay đổi cảm xúc, bị căng thẳng trong thời gian dài hoặc bị trầm cảm, khó thể hiện cảm xúc rất dễ mắc phải ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Để chống lại tế bào ung thư bạn nên trò chuyện nhiều hơn, cởi mở với mọi người.
Thức khuya
Nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân ung thư trong độ tuổi 30-50 trên khắp thế giới của Trung tâm khoa học nghiên cứu ung thư Anh cho thấy 99,3% trong số họ thức cả đêm và chỉ nghỉ ngơi vào đầu giờ sáng.
Khi bạn thức khuya đồng hồ sinh học sẽ bị rối loạn. Ánh đèn ban đêm cũng làm phá vỡ sự hình thành melatonin trong cơ thể. Đây là một hoocmon có tác dụng gây buồn ngủ và duy trì nhịp sinh học của cơ thể người và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Khi đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ra các bệnh ung thư máu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…
Thường xuyên uống nước nóng
Uống nước quá nóng có thể làm bỏng niêm mạc thực quản, gây viêm niêm mạc, viêm thực quản,… lâu ngày gây ung thư thực quản.
Tốt nhất bạn không nên uống hoặc ăn thức ăn khi còn quá nóng. Chỉ nên ăn khi thực phẩm, nước uống còn khoảng 40 độ C.
Phơi nắng quá nhiều
Làn da của con người nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da và tăng khả năng bị tàn nhang, thậm chí là ung thư ở tuổi trưởng thành.
Từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời gian tia cực tím nhiều nhất, tránh ra ngoài vào thời gian này, và cần có các biện pháp tránh nắng hiệu quả.
Làm việc quá sức
Tuy làm việc quá sức không trực tiếp dẫn đến ung thư nhưng có thể khiến các hoạt động của gan, phổi làm việc nhiều hơn và cuối cùng dẫn đến ung thư. Top 3 ung thư liên quan đến làm việc quá sức là ung thư hạch, ung thư gan, ung thư phổi.
Ăn thức ăn bị mốc
Các thực phẩm bị mốc có thể tạo ra aflatoxin. Đây là chất gây ung thư mạnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư gan. Bên cạnh đó, trong thực phẩm bị mốc còn có độc tố ochratoxin và aspergillus cũng là tác nhân gây ra ung thư.
Theo Trần Thu Thủy/Khoevadep