8 kỹ năng sơ cứu cứu mạng trẻ trong những trường hợp khẩn cấp

Google News

Dưới đây là 8 trường hợp trẻ bị thương, và những gì cha mẹ có thể làm để sơ cứu nhanh chóng.

1. Trầy da, rách da (có chảy nhiều máu)
Đầu tiên, bạn hãy làm sạch vết thương bằng nước cho con trẻ. Để vết thương không bị chảy máu nữa, bạn hãy ép vết xước. Sau đó, bạn bôi kem sát trùng hoặc xịt vào vết thương.
Nếu vết trầy hay rách da lớn hoặc sâu, bạn hãy đưa con đến bác sĩ đa khoa để khâu vết thương.
2. Phản ứng dị ứng
8 ky nang so cuu cuu mang tre trong nhung truong hop khan cap
Ảnh minh họa. 
Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng lưỡi, sưng cổ họng, ngứa hoặc sưng mắt, da mờ, cảm giác hoảng loạn và có dấu hiệu sốc. Bạn hãy đưa con ra khỏi khu vực dễ bị dị ứng và để con ngồi hơi nghiêng về phía trước để dễ thở hơn.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn sử dụng EpiPen theo chỉ dẫn và gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.
3. Bỏng và bỏng nước
Đối với bỏng nước nhỏ, bạn hãy ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh hoặc đặt dưới vòi nước đang chảy. Sau đó, bạn hãy làm sạch vùng da bằng chất khử trùng và phủ nó bằng băng khô không dính. Bạn không nên bôi thuốc mỡ hoặc thực hiện các biện pháp truyền thống khác như bột, kem đánh răng hoặc thạch để bôi vào vết thương vì chúng có thể gây kích ứng vết bỏng hoặc bỏng nước và dẫn đến nhiễm trùng trầm trọng thêm.
Đối với bỏng nước lớn, bạn cần bọc vùng da bị bỏng bằng một tấm vải sạch và chăn trước khi đưa con bạn đến trạm y tế.
4. Nghẹt thở
Bạn hãy thực hiện phương pháp Heimlich để ngăn ngừa nghẹt thở:
- Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái ở phía trên rốn và đặt bàn tay kia lên nắm tay.
- Đẩy vào trong và hướng lên bụng của con bạn với những cú giật nhanh, cho đến khi khi dị vật được tống ra hoặc trẻ sơ sinh không phản ứng.
- Tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng phương pháp Heimlich không được được dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bị nghẹn, bạn sẽ cần:
Cha mẹ nào cũng không thể không biết 8 kỹ năng sơ cứu cứu mạng trẻ trong những trường hợp khẩn cấp
- Úp mặt trẻ xuống bằng cách giữ đầu bằng một tay, người trẻ tựa vào cánh tay bạn.
- Dùng bàn tay kia đập 5 lần giữa hai bả vai.
- Nếu không thể loại bỏ dị vật, bạn hãy lăn trẻ sơ sinh hướng lên trên trong khi dùng tay đỡ phía sau đầu của trẻ, đặt 2 ngón tay phía trên xương ức bên dưới đường núm vú.
- Dùng 5 lực đẩy ngực khoảng 1 lần mỗi giây, với mỗi lần sâu khoảng 3.81 cm.
- Tiếp tục dùng 5 cú đẩy ngược và 5 cú đẩy ngực cho đến khi dị vật được tống ra hoặc trẻ sơ sinh không phản ứng.
- Tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ.
5. Gãy xương
Bạn hãy lấy vải bọc đá và thoa đều lên vùng da bị thương để giảm sưng và đau. Ổn định vết thương và giữ nguyên như vậy khi bạn đưa con đến cơ sở y tế.
6. Chấn thương đầu
Để giảm sưng đầu, bạn hãy đắp lớp vải cuốn đá lơn. Bạn tiếp tục theo dõi tình trạng của con bạn. Nếu con thở bất thường, nôn mửa, tai và mũi chảy muốn, buồn ngủ hoặc mất ý thức, bạn hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức.
7. Ngộ độc do tai nạn
Bạn hãy tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ ngay lập tức. Nếu con bạn bất tỉnh, bạn hãy gọi xe cứu thương và đặt con nằm sấp bụng để khi con nôn, con không nuốt cả chất nôn. Bạn đừng thực hiện bất cứ phương thuốc nào hoặc dùng thuốc giải độc, hoặc cố gắng bịt miệng con bằng ngón tay của bạn.
Bạn cũng có thể mang chất gây ngộ độc đến cơ sở ý tế hoặc phòng khám, vì bác sĩ có thể thấy kiểm tra các thành phần độc tố có trong đồ ăn đó hay không.
8. Động kinh do sốt
Bỏ ngay bất kỳ đồ vật như đồ chơi hoặc chăn xung quanh con để giúp trẻ không bị thương khi co giật. Bạn hãy làm mát nhiệt độ cơ thể của con bạn dần dần. Thay vì sử dụng chăn ướt có thể gây sốc cho trẻ, bạn hãy bật quạt hoặc điều hòa không khí hoặc mở bất kỳ cửa sổ nào.
Khi cơn động kinh kết thúc, bạn để trẻ nằm nghiêng, đầu nghiêng về phía sau.
Theo Ngọc Huyền/Em Đẹp