1. Các loại nước ép trái cây
Điều này có thể bao gồm cả nước cam. Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp thực phẩm đã bán nước ép trái cây và sinh tố như một sự thay thế lành mạnh cho trái cây thông thường. Tuy nhiên những loại nước ép trái cây này không chỉ chứa một lượng đường tương đương với nước ngọt có ga mà còn thiếu vitamin và chứa lượng calo rỗng - không đủ cung cấp cho bạn năng lượng.
Thay thế: Ăn trái cây thường xuyên. Nếu bạn thực sự thích nước ép trái cây, bạn có thể tự làm ở nhà, nhưng hãy nhớ rằng nó vẫn chứa nhiều đường hơn so với việc ăn trái cây thông thường.
2. Sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa không còn quá thiết yếu đối với chế độ ăn uống của chúng ta. Mặc dù sữa có chứa canxi và vitamin D có thể hấp thụ, nhưng nếu bạn uống quá nhiều sẽ dẫn tới vượt quá lượng calo cần thiết cho một ngày. Và nếu bạn là người trưởng thành, bạn có thể gặp rủi ro nếu bạn cũng ăn thịt và trứng thường xuyên.
Thay thế: Hãy suy nghĩ về chế độ ăn uống hiện tại của bạn và quyết định lượng sữa tiêu thụ cho phù hợp. Có những nguồn vitamin D, protein và canxi khác có thể giúp bạn làm phong phú chế độ ăn uống mà không nhất định phải từ sữa.
3. Nước ngọt không đường
Nước ngọt hiện được coi là đồ uống không lành mạnh và điều này chủ yếu liên quan tới lượng đường trong đó. Vì vậy, ngành công nghiệp thực phẩm đã tạo ra sản phẩm nước ngọt không đường, ít calo.
Tuy nhiên rất ít người để ý rằng không chỉ đường mà hàm lượng phốt phát trong các loại nước ngọt này có thể làm hỏng sự cân bằng khoáng chất trong xương nếu uống quá nhiều.
Thay thế: Tốt nhất bạn nên uống nước. Một tách cà phê hoặc một tách trà không đường cũng là một lựa chọn thay thế. Có thể ăn một miếng trái cây nếu bạn cảm thấy muốn ăn thứ gì đó ngọt.
4. Cá ngừ
Chính quyền Tây Ban Nha gần đây đã khuyến nghị không tiêu thụ cá ngừ dưới mọi hình thức cho trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ mang thai. Điều này là do hàm lượng thủy ngân cao có trong cá ngừ, một loại kim loại độc hại có thể gây ra các bệnh về thần kinh, tiêu hóa hoặc miễn dịch.
Thay thế: Hạn chế tiêu thụ cá ngừ và ăn các loại cá từ các vùng nước sạch, an toàn.
5. Ngũ cốc ăn liền
Tùy thuộc vào công thức được sử dụng, ngũ cốc ăn liền mà bạn dùng chưa chắc đã lành mạnh do chứa lượng đường cao. Hầu hết các sản phẩm này còn có thêm trái cây sấy khô làm tăng hàm lượng đường hơn nữa.
Mặc dù bản thân ngũ cốc ăn liền không gây hại, nhưng lượng đường cao có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Mật ong được sử dụng trong các loại ngũ cốc này cũng có thể đã được chế biến và thường chứa chất làm ngọt ẩn.
6. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì có lượng calo khá cao, ít vitamin và thậm chí cả chất xơ. Bánh mì trắng cắt lát đã chứa tới 3g đường mỗi lát, nhưng bánh mì nguyên hạt lại sử dụng nhiều đường hơn để che giấu vị đắng của bột mì nguyên chất.
Thay thế: Ăn bánh mì với số lượng vừa phải là một bổ sung tốt cho chế độ ăn kiêng của bạn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có thể mua bánh mì mà không cần thêm đường, đặc biệt nếu đó là ngũ cốc nguyên hạt. Chúng thường được bán tại các tiệm bánh địa phương chứ không phải ở siêu thị.
7. Dầu ô liu
Dầu ô liu có lẽ là một trong những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe mà bạn có thể tiêu thụ. Thật không may, khi mọi người nói về dầu ô liu, họ thường quên rằng hầu hết những lợi ích đó đến từ dầu ô liu nguyên chất (EVOO). Những chai dầu có dán nhãn dầu ô liu nguyên chất có thể chứa dầu chế biến và ít chất dinh dưỡng hơn.
Thay thế: Hạn chế tiêu thụ dầu ô liu xuống khoảng 3 muỗng mỗi ngày và chỉ mua EVOO.
Theo Minh Minh/Khám phá