1. Lúc nào cũng cãi lý
Cuộc sống không phải một phép toán hay theo công thức cố định. Lúc nào cũng muốn cãi lý, rạch ròi đúng sai không chỉ khiến bạn đánh mất tình cảm mà còn ngầm nói với chồng rằng cảm xúc của họ chẳng đáng bận tâm.
2. Phàn nàn
Việc bạn liên tục nhắc nhở, than phiền hay cằn nhằn anh ấy dù cho việc có quan trọng đến đâu đi chăng nữa lâu ngày sẽ khiến cho anh ấy cảm thấy chán nản và cảm thấy bạn chỉ muốn thể hiện uy quyền của mình mà thôi.
Nếu có việc cần phải nhắc nhở anh ấy, bạn hãy xem lại "chiến thuật" của mình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
3. Nghiện xem điện thoại
Nếu bạn dành hầu hết thời gian rảnh cho điện thoại thông minh, có thể bạn đã nghiện và điều đó có hại cho mối quan hệ. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ).
Hãy làm việc khác, chẳng hạn như đọc sách hay lên kế hoạch cho cuộc sống. Có thể sử dụng một số ứng dụng đặc biệt để kiểm soát thời gian lướt mạng.
Ảnh minh họa.
4. Lôi kéo thêm đồng minh khi tranh cãi
Chính xác là phụ nữ hay làm thế, để thắng được các cuộc tranh cãi, họ tìm cách lôi kéo một ai đó ngoài cuộc nhưng lại có thể ảnh hưởng tới ý kiến của đối phương. Người đó có thể là bạn bè anh ta hay là bố mẹ của anh ta. Điều đó là hoàn toàn vô ích.
Cái kiểu: "Nếu anh không đồng ý thì chúng ta hãy hỏi ý kiến… thử xem" sẽ luôn luôn làm cho anh ấy bực mình. Thông thường đàn ông không thích chia sẻ những vấn đề riêng của vợ chồng với ai, vì đó là việc riêng của hai chúng ta và sự chia sẻ với người khác của bạn là một hành động coi thường anh ta nặng nề.
Làm gì? Hãy tranh cãi một chọi một. Sự can thiệp duy nhất mà anh ấy có thể chấp nhận được trong mọi cuộc tranh cãi chỉ có thể là những thông tin hoàn toàn độc lập. Thí dụ như nếu bạn và anh ấy không biết nên đi đâu trong kỳ nghỉ, Nha Trang hay Đà Lạt thì anh ấy muốn tìm hiểu trên Internet chứ không phải là nghe người này hay người kia khuyên bảo.
5. Tính toán, chi li trong mọi việc
Trong một số trường hợp, sự rạch ròi trong mọi việc là điều cần thiết, kể cả trong cuộc sống hôn nhân cũng vậy. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt bởi sự tính toán chi ly sẽ khiến cho đôi bên cảm giác không thoải mái.
Có được sự lâu bền trong một mối quan hệ là cả hai người có sự đồng điệu trong tâm hồn, cùng chung suy nghĩ và đồng quan điểm trong mỗi vấn đề cần giải quyết. Bởi vậy, nếu như mọi thứ phân định quá mức, cái nào của chồng hay cái gì của vợ đó lại là một phần nguyên nhân chính khiến mọi việc trở nên căng thẳng, khó cứu vãn.
6. Nhắc lại những chuyện trong quá khứ mỗi khi cãi nhau
Ngay cả những cặp vợ chồng hạnh phúc nhất cũng không thể tránh khỏi những tranh cãi trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi khi cuộc tranh cãi xảy ra, hãy nhớ rằng mục tiêu quan trọng nhất đó chính là giải quyết vấn đề đó chứ không phải cãi thắng đối phương của mình.
Đây là lý do việc nhớ và nhắc lại những chuyện xảy ra trong quá khứ hoàn toàn không hữu ích và nó chỉ khiến đối phương trở nên bất lực, chán nản hơn. Lâu dần, nó sẽ khiến cho mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt, dễ dẫn đến việc ly hôn.
7. Không thể hiện sự ủng hộ
Nếu bạn đời làm điều gì đó cho mình, đừng coi là điều đương nhiên. Mỗi người đều cần được nghe những lời tử tế, vì vậy hãy cảm ơn vợ hay chồng mình vì những điều nho nhỏ và làm điều này thường xuyên.
8. Thói quen ngắt lời nửa kia
Thói quen này gây không ít sự khó chịu cho nửa kia, đồng thời còn khiến anh ấy cảm thấy mình không được tôn trọng. Thói quen này cũng cho thấy bạn muốn nửa kia biết rằng điều bạn nói và nghĩ mới là điều quan trọng và thú vị hơn.
Hãy kiểm soát cuộc hội thoại giữa hai người và kịp ngừng lại, chủ động xin lỗi nếu bạn vô tình ngắt lời của anh ấy nhé.
9. Luôn dành quyền quyết định
Về mặt lý thuyết, mọi việc trong hôn nhân đều cần do hai người cùng quyết định. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ luôn muốn "thâu tóm" quyền này và tạo cảm giác bất lực cho người kia. Cuộc sống gia đình vì vậy mà đổ vỡ lúc nào không hay.
Tốt nhất, khi quyết định một việc nào đó có ảnh hưởng lớn tới nửa kia, bạn cần tham khảo ý kiến của họ trước và nên đưa ra quyết định khách quan hơn để phù hợp với mong muốn của cả hai.
Theo PV/Gia đình & Xã hội