Câu hỏi: Gia đình tôi có ông nội từng mắc ung thư gan. Vậy những người còn lại trong gia đình có nên tầm soát bệnh này không?
Trả lời
Bệnh viện K (Hà Nội)
Ung thư gan là ung thư có số lượng người mắc và tử vong đứng đầu tại Việt Nam. Trong đó, 90% là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Theo Globocan 2020 (Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế), tỷ lệ mắc mới ung thư gan tại Việt Nam là 26.418 ca mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ca ung thư. 77% người mắc ung thư gan là nam giới.
Người cần lưu ý tầm soát ung thư gan:
- Những người mắc bệnh về gan và có tiền sử gia đình mắc ung thư gan.
- Những người béo phì, tiểu đường.
- Người uống nhiều đồ uống có cồn.
- Những người hay ăn thực phẩm nấm mốc.
- Người hay ăn thịt tươi sống nhiễm sán.
- Người lạm dụng thuốc, hóa chất gây tổn thương gan.
- Người sử dụng chất kích thích.
Đây là 7 nhóm đối tượng nguy cơ, rất cần được sàng lọc sớm các bệnh về gan nói chung và bệnh ung thư gan nói riêng.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư gan:
Ung thư gan gồm 2 thể là nguyên phát và thứ phát. Thể thứ phát do các tế bào ung thư ở bộ phận khác di căn vào gan gây ra các khối u.
Thể nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan, xảy ra khi tế bào bình thường trở nên đột biến về hình thái và chức năng.
Ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính: Ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó, ung thư biểu mô tế bào gan là hay gặp nhất.
Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Zing giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.
Theo Độc giả Ngọc Hà/Zing