Cứ nhắc đến những loại hoa quả giúp giảm cân thì không thể quên trái bưởi. Loại quả này chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, kali, vitamin C… giúp phòng ngừa cảm cúm và thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bưởi có thể thúc đẩy gan tiêu hóa phân giải chất béo, nhờ vậy mà tiêu mỡ bụng hiệu quả ngang ngửa tập thể dục.
Theo Đông y, bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, kiện tì… nếu ăn vào mùa thu đông còn giúp tăng sức khỏe phổi. Bưởi cũng có công dụng giảm triệu chứng ho cho những người bị cảm cúm dài ngày. Bệnh nhân tim mạch cũng nên ăn nhiều bưởi để bệnh tình được cải thiện.
Ăn bưởi giúp giảm cân, điều trị cảm cúm rất tốt nhưng nhiều người không biết.
Tuy nhiên theo Jill Corleone – chuyên gia dinh dưỡng với hơn 20 năm kinh nghiệm tại Đại học Y khoa New Jersey (Mỹ), bưởi tuy tốt nhưng không phải lúc nào ăn cũng tốt, nếu ăn sai cách sẽ gây bệnh và tổn thương nội tạng nhanh chóng. Chính vì vậy, hãy lưu ý 5 thời điểm không nên ăn bưởi sau đây kẻo sức khỏe xuống cấp.
Tuyệt đối không ăn bưởi trong 5 trường hợp sau đây
1. Không ăn bưởi, uống nước bưởi khi dùng thuốc
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ (NHS), nếu bạn đang sử dụng loại thuốc nào đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ có thể ăn bưởi được hay không. Bưởi chứa các hợp chất tương tác với thuốc kê đơn và gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như suy thận cấp, suy hô hấp và tổn thương nội tạng. Trong một số trường hợp nặng còn gây chết người.
Tuyệt đối không ăn bưởi khi uống thuốc kẻo hại thận, tổn thương nội tạng.
NHS cảnh báo rằng, bưởi có thể tương tác với 85 loại thuốc khác nhau, ví dụ uống thuốc ức chế canxi với nước bưởi sẽ gây độc cho thận. Nước bưởi và bưởi đều phản ứng với thuốc, cho nên hãy tránh ăn bưởi trong vòng 24 giờ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc hạ lipid máu, thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc chống động kinh.
2. Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Những nhóm người đang bị bệnh dạ dày, tá tràng tốt nhất là tránh xa bưởi kẻo bệnh nặng thêm. Lúc này, sự hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể đang rất yếu, chất xơ trong bưởi chưa được tiêu hóa hết đã bị bài tiết ra ngoài, khiến trong người có cảm giác nóng rát và mệt mỏi kéo dài.
3. Không ăn khi bụng đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn, nếu ăn khi đói sẽ làm chúng tấn công thành dạ dày và gây viêm loét. Tình trạng này rất hay gặp ở những người ăn bưởi trừ cơm để giảm cân. Chuyên gia dinh dưỡng Jill đã ghi nhận nhiều trường hợp người ăn kiêng phải đi điều trị bệnh viêm loét dạ dày vì thường xuyên ăn bưởi khi đói.
Bưởi nhiều axit nên không được ăn khi bụng đói kẻo hại dạ dày.
4. Không ăn bưởi cùng một số thực phẩm cụ thể
Theo đó, bạn tuyệt đối không nên ăn bưởi chung với cà rốt và dưa chuột, nếu ăn cùng sẽ khiến chúng "xung khắc" làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn bưởi với gan heo vì trong loại thực phẩm này chứa nhiều đồng, sắt, kẽm… Nếu ăn chung sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại và mất đi tác dụng sức khỏe của bưởi.
5. Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc
Các chuyên gia đã khuyến cáo, trong vòng 48 giờ sau khi uống rượu và hút thuốc, bạn tuyệt đối không được ăn bưởi kẻo gây hại. Cụ thể, trong bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường tính chuyển hóa men ruột gây những tác hại như: Tăng độc tính của thuốc lá, ethanol và nicotin khiến cơ thể nhanh suy yếu.
Cần ăn bưởi thật khoa học để nâng cao sức khỏe, đừng thích lúc nào ăn lúc đó.
Vậy thời điểm nào ăn bưởi là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để ăn bưởi chính là sau bữa cơm, hoặc đã ăn một chút gì lót dạ trước đó. Lúc này, bưởi sẽ phát huy mạnh mẽ công dụng cải thiện tiêu hóa và đốt mỡ, đồng thời cũng hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn bưởi ngay sau khi tách múi, vì để quá lâu sẽ làm chúng mất nước và không còn ngon như trước. Có thể ăn nhiều bưởi vào buổi sáng, ăn khoảng 2-3 múi bưởi sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để tận dụng tối đa lợi ích. Tốt nhất vẫn nên kết hợp thêm với các loại trái cây khác để bổ sung đầy đủ vitamin.