Theo lý thuyết, nguyên nhân gây tăng cân là do lượng calo nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Do đó, muốn giảm cân cần phải cắt giảm lượng calo đầu vào.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của TS Jonathan C. Jun cùng các cộng sự tại ĐH Johns Hopkins đăng trên tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hoá của Mỹ cho thấy quan điểm này không hoàn toàn đúng.
Nghiên cứu này được hiện nhiều tuần trên 20 tình nguyện viên (10 nam, 10 nữ) đều là thanh niên khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã theo dõi chặt chẽ mọi chỉ số chuyển hoá của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, ăn tối muộn có tác động đến quá trình trao đổi chất, làm tăng cân, tăng hấp thụ đường trong máu ngay cả khi bạn không tăng lượng calo nạp vào cơ thể.
Trong nghiên cứu này, nhóm tình nguyện viên ăn tối vào lúc 22h và đi ngủ lúc 23 giờ. Lượng calo nạp vào được kiểm soát rất chặt. Tất cả đều được máy theo dõi, quét mỡ cơ thể, đo tốc độ chuyển hóa chất béo, lấy máu xét nghiệm, trải qua cá nghiên cứu về giấc ngủ trong 2 tuần trước khi họ chuyển vào ở trong phòng thí nghiệm và được tiến hành xét nghiệm máu 1 lần/giờ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng đường trong máu của người ăn tối muộn cao gần gấp 20% và lượng chất béo bị đốt cháy giảm 10% so với những người ăn tối lúc 18h.
Điều này đồng nghĩa với việc, cùng một lượng thức ăn, nếu bạn ăn tối sớm hơn, cơ thể sẽ đốt cháy được nhiều chất béo hơn và hấp thụ ít đường hơn. Việc này sẽ tốt cho việc giảm cân.
Một nghiên cứu khác của Đại học Columbia (Mỹ) thực hiện với 112 người phụ nữ có độ tuổi trung bình là 33 cho thấy những tác động khác nhau của việc ăn tối trước và sau 18h.
Kết quả cho thấy, những người ăn sau 18h có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, chỉ số BMi - chỉ số cơ thể, khả ănng kiểm soát đường huyết kém hơn so với nhóm ăn tối trước 18h.
Đặc biệt nhóm phụ nữ ăn tối sau 18h có cân nặng lớn hơn nhóm còn lại. Mỡ thừa chủ yếu tập trung ở bụng, mông, đùi, vai và cảm.
Nhóm phụ nữ ăn tối trước 18h có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ thấp hơn.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep