Ăn uống kiểu này tưởng bổ, bệnh nhân sốc khi mắc ung thư vú

Google News

Không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào nhưng lại bị ung thư vú, nữ bệnh nhân khiến bác sĩ phải truy hỏi về chế độ ăn. Hoá ra, cô rất thích ăn các loại thực phẩm nhiều carbohydrate.

Bác sĩ phẫu thuật Trần Vinh Kiên, người Trung Quốc, mới đây đã chia sẻ về một trường hợp ung thư vú đáng chú ý, thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận.
Theo bác sĩ Trần, nữ bệnh nhân 38 tuổi sờ thấy khối u ở ngực nên đi khám, không may bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2. Điều kỳ lạ là cô không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, không có tiền sử gia đình, không làm việc trong môi trường bức xạ có nguy cơ cao, đã sinh con và có một thân hình chuẩn.
Cảm thấy kỳ lạ, bác sĩ mới truy hỏi rõ hơn, lúc này phát hiện, đồ ăn mà nữ bệnh nhân ung thư vú ăn chứa nhiều carbohydrate. Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm có vị ngọt là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, trên thực tế, các loại tinh bột tinh chế như gạo, mì và thậm chí một số loại trái cây, bánh ngọt, đều chứa nhiều carbohydrate.
An uong kieu nay tuong bo, benh nhan soc khi mac ung thu vu
 Ảnh minh hoạ.
Bác sĩ Trần Vinh Kiên cho biết, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc hấp thụ quá nhiều carbohydrate (đường) sẽ gây ra tình trạng viêm nghiêm trọng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư đại trực tràng.
"Ung thư phát triển từ các tế bào của chính nó!", bác sĩ Trần Vinh Kiên nhấn mạnh. Anh cũng nhắc nhở chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ làm cho các tế bào mới phát triển bị mất cân bằng, sự mất cân bằng này làm phát triển các tế bào kỳ lạ, đó là ung thư.
Các chuyên gia Nhật Bản cũng từng chỉ ra, đường là nguồn nhiệt gây ra bệnh ung thư, nó cũng là nguyên liệu được sử dụng để tạo ra các tế bào ung thư. Ngoài ra, ngay cả quá trình phân chia tế bào hay hình thành các tế bào ung thư đều sử dụng carbohydrate làm nguyên liệu.
Chuyên gia dinh dưỡng Kha Hiểu Đồng của Tổ chức chăm sóc ung thư Đài Loan chỉ ra rằng, 2 nguyên tắc của chế độ ăn uống phòng ngừa và kiểm soát ung thư vú là cân bằng và lành mạnh. Dưới đây là 5 lựa chọn thực phẩm thông minh cho việc ăn uống để chống ung thư:
An uong kieu nay tuong bo, benh nhan soc khi mac ung thu vu-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
1. Ăn nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi và rau quả rất giàu chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no, đồng thời có thể thu được nhiều chất phytochemical giúp tăng sức mạnh chống ung thư.
2. Protein: Thịt gà và hải sản ít chất béo, lượng vừa phải đậu nành và các sản phẩm của chúng có thể giảm lượng chất béo, giảm nguy cơ ung thư.
3. Sử dụng dầu tốt: Các loại hạt không hương liệu, dầu ô liu, dầu trà đắng,… đều là những nguồn dầu tốt, có thể làm tăng tỷ lệ Omega-3 trong cơ thể, giúp giảm viêm trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
4. Ít chất béo: Thịt đỏ, bơ, đồ chiên rán, và các sản phẩm của nó có hàm lượng chất béo tương đối cao và tỷ lệ axit béo bão hòa trong chất béo cao, dễ gây viêm nhiễm cơ thể, bệnh tim mạch, hấp thụ quá nhiều axit béo no sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, do đó nên giảm tần suất ăn loại thực phẩm này và chọn cách chế biến ít dầu mỡ hơn.
5. Tránh uống rượu: Rượu bia là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống rượu quá mức có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,61 lần so với những người không uống rượu.

Mời quý độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? Nguồn video: Vinmec

Kiều Dụ (Theo CNT)