Bà bầu có nên ăn mía, đọc để biết ngay kẻo tiếc!

Google News

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cần chú ý. Vậy bà bầu có nên ăn mía là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Trong giai đoạn thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Và mía được cho là lựa chọn số 1 bởi đây là loại thức ăn tự nhiên có vị ngọt, tính mát và đặc biệt rất an toàn. Vậy thực sự bà bầu có nên ăn mía hay không? Trên thực tế, bà bầu ăn mía không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón mà còn có rất nhiều công dụng khác.
Mía có tốt cho phụ nữ mang thai không?
Các nghiên cứu đã cho thấy trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70% còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu, hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn mía giúp giảm ốm nghén khi mang thai hiệu quả
Vào 3 tháng đầu thai kỳ là lúc bà bầu hay bị các cơn ốm nghén hành hạ. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải lo lắng nữa vì mía có thể cải thiện tình trạng này. Mẹ có thể chặt mía thành từng khúc nhỏ và nhai lấy nước hoặc lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày, mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.
Giúp sạch răng
Vấn đề răng miệng khá quan trọng đối với bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Trong đó, giữ vệ sinh răng miệng luôn được nhiều thai phụ quan tâm. Một số chất có trong nước mía sẽ giúp làm sạch răng của các mẹ đấy, dĩ nhiên với điều kiện là nước mía đó phải đảm bảo vệ sinh.
Trị táo bón
Nếu mẹ vẫn đang lúng túng không biết làm cách nào để “đuổi” chứng táo bọn khó ưa trong thai kỳ thì nước mía là loại nước uống nên có trong thực đơn của bạn. Chất cali có trong nước mía không chỉ trị táo bón hiệu quả mà còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nữa đấy.
Giải nhiệt
Trong cây mía, đường chiếm tới 70%. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.
 
Chữa cúm an toàn
Ít ai biết rằng, nước mía còn có tác dụng chữa sốt cao, mất nước, miệng khô. Nếu bà bầu bị sốt, không nên uống thuốc ngay mà có thể sử dụng nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần, có tác dụng giảm cúm an toàn.
Một vài lưu ý khi mang thai ăn mía
Những công dụng của nước mía đối với sức khỏe bà bầy là điều đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Các mẹ bầu không nên lạm dụng nước mía mỗi ngày và có thể gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Việc ưu tiên duy nhất một thành phần dinh dưỡng nào đó đều rất không tốt. Ngoài ra, năng lượng trong nước mía rất nhiều nên nếu uống quá nhiều sẽ làm mẹ bầu tăng cân, không những gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin.
Theo Hiền Văn /Khoevadep