Bác sĩ 27 năm trị ung thư mất vì...ung thư và bài học

Google News

Suốt 27 năm nghiên cứu về ung thư, thật không ngờ vừa đón sinh nhật lần thứ 50, bác sĩ Vương lại ra đi trong đau đớn vì căn bệnh ung thư tuyến tụy.

Bác sĩ Vương Lôi là chuyên gia cấp cao về ung thư đại tràng tại Trung Quốc. Chuyên ngành bác sĩ Vương là hướng dẫn phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị ung thư đại trực tràng và viêm ruột do bức xạ.
Suốt 27 năm nghiên cứu về ung thư, thật không ngờ vừa đón sinh nhật lần thứ 50, bác sĩ Vương ra đi trong đau đớn vì căn bệnh ung thư tuyến tụy. Được biết, ung thư tuyến tụy được mệnh danh là “vua các loại ung thư”. Căn bệnh phát triển nhanh, tỷ lệ sống trung bình hàng năm chỉ 5%, tỷ lệ sống sau 5 năm với bệnh nhân nặng gần như bằng 0.
Bac si 27 nam tri ung thu mat vi...ung thu va bai hoc
 Là người am hiểu về ung thư, thật không ngờ bác sĩ Vương lại bị căn bệnh "hạ gục". Ảnh: Sohu
Khi phát hiện, bệnh ung thư tuyến tụy của bác sĩ Vương đã tiến triển nặng, di căn tới gan. Để kéo dài sự sống, bác sĩ Vương được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ lá lách, 80% tuyến tụy, một phần dạ dày và hầu hết các dây thần kinh gần ruột. Có thể nói, khoang bụng bệnh nhân gần như bị “đục rỗng”. Sau ca phẫu thuật, Vương Lôi gần như không thể ăn uống, phải truyền dịch để cung cấp dinh dưỡng. Cơ thể ngày càng tiều tụy, tóc rụng hết.
Kiên cường là vậy nhưng bác sĩ Vương cũng không thể chiến thắng bệnh tật. Ông qua đời vì ung thư khi vừa đón sinh nhật 50 tuổi. Sự ra đi của vị bác sĩ khiến nhiều người suy nghĩ. Quả thực, ung thư không phân biệt tuổi tác, giới tính và chuyên môn. Am hiểu về căn bệnh song bác sĩ Vương lại bị ung thư “hạ gục” chủ yếu bởi 2 điều sau.
Thứ nhất, lao động quá mức, không quan tâm đến sức khỏe. Hơn 20 năm cống hiến cho ngành Y, bác sĩ Vương nổi tiếng là người yêu công việc. Mỗi ngày, ông làm việc hơn 10 tiếng. Sáng đi làm, tối mịt mới về, gần như không có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân. Thậm chí, vừa về đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi, Vương Lôi đã vội vàng trở lại bệnh viện nếu điện thoại thông báo có bệnh nhân cần điều trị.
Thứ hai, thờ ơ với dấu hiệu bất thường. Ngoài vấn đề làm việc đến suy kiệt khi trẻ, Vương Lôi còn mắc sai lầm hầu hết mọi người đều có là thờ ơ với dấu hiệu cơ thể bất thường. Trước khi phát hiện bệnh, Vương Lôi đau thắt lưng dai dẳng, thường xuyên cảm lạnh song ông chỉ nghĩ cơ thể mệt mỏi do làm việc nhiều, không quan tâm.
Bac si 27 nam tri ung thu mat vi...ung thu va bai hoc-Hinh-2
 Bác sĩ Vương được chỉ định phẫu thuật gần như "đào rỗng" khoang bụng nhưng không thể chiến thắng bệnh tật. Ảnh: Sohu
Không riêng bác sĩ Vương, chúng ta cũng thường suy nghĩ cơ thể mình ổn, ung thư là bệnh nguy hiểm, khi mắc sẽ có những dấu hiệu rõ rệt, đau đớn quằn quại. Thực tế, ung thư giai đoạn đầu không nhiều dấu hiệu đặc trưng. Căn bệnh chỉ được phát hiện khi kiểm tra y tế. Đáng lưu ý, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra, 1/3 trường hợp ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 trường hợp ung thư có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm.
Thông qua trường hợp bệnh của mình, bác sĩ Vương khuyên nên chú ý 5 “hồi chuông” cảnh báo ung thư sớm, thờ ơ sẽ khiến sức khỏe trả giá đắt.
Vết bầm, chảy máu không rõ nguyên nhân. Ngoài vết bầm, bạn cần chú ý đến việc chảy máu bất thường. Những tình huống như chảy máu cam, chảy máu chân răng, dịch tiết ở ngực dính máu, tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu dưới da và niêm mạc,... đều cần xem xét. Nhiều người hay bỏ qua chúng vì nghĩ rằng đây là hiện tượng bình thường song rất có thể nó là dấu hiệu xuất hiện khối u.
Bên cạnh đó, ho ra máu, trong đờm có vệt máu, chảy máu nướu cũng cần chú ý. Đây rất có thể là dấu hiệu ung thư phổi. Trong khi đó, tiểu lẫn máu, đặc biệt là tiểu không đau, kèm khó chịu vùng thắt lưng thì đây có thể là dấu hiệu ung thư bàng quang hoặc ung thư thận.
Khối u bất thường. Nếu phát hiện khối u ở tuyến giáp, giọng nói đột nhiên im bặt hoặc trở nên khàn thì nên đến khoa ung bướu, tránh bỏ sót mối nguy ung thư tuyến giáp, ung thư thanh quản. Trong khi đó, xuất hiện khối u không đều, hai bên không đối xứng, sần vỏ cam ở ngực thì cần nghĩ đến ung thư vú.
Đau. Nếu bị đau ở thắt lưng, đừng nghĩ nó chỉ là cơn đau do căng cơ hay thoái hóa khớp, bệnh lão khoa,... Rất có thể đây là hậu quả của khối u di căn. Trường hợp vừa đau lưng vừa sụt cân thì nên nghĩ đến ung thư tuyến tụy.
Đau kèm căng cứng, phù mặt thì rất có thể do khối u xâm lấn, chèn ép tĩnh mạch chủ dẫn đến mạch máu tắc nghẽn. Đau sau xương ức, cảm giác nóng rát, khó nuốt có thể là biểu hiện của ung thư thực quản, ung thư tim và ung thư dạ dày không nên bỏ qua.
Sốt. Nhiều khối u phát triển khiến cơ thể có hiện tượng sốt. Sốt do ung thư thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc tối. Sốt thường phổ biến trong bệnh bạch cầu, ung thư hạch hay các khối u trong nội tạng như ung thư thận.
Giảm cân. Nếu không ăn kiêng, vận động mà cân nặng đột ngột giảm cần hết sức chú ý. Nó có thể do cường giáp, tiểu đường, lao hoặc các khối u trong đường tiêu hóa, ung thư thận, ung thư hạch,...
Giảm cân do ung thư bắt nguồn từ việc tế bào ung thư cạnh tranh dinh dưỡng với tế bào khỏe mạnh. Giảm cân do ung thư thường kèm vàng da, đau nhức. Nếu xuất hiện đồng thời các dấu hiệu chảy máu, khối u, đau, sốt, giảm cân thì cần đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
>>> Mời độc giả xem thêm video: “Tan chảy” với hành động ấm áp này của bé trai mắc bệnh ung thư
  
Định Tâm (Theo SH)