Ngó sen
Ngó sen là thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên chúng sinh trưởng trong bùn, dưới đáy nước ao hồ nên cũng có nguy cơ cao nhiễm ấu trùng sán lá ruột, một loại ký sinh trong ruột người và gia súc, nhất là lợn.
Rau cải xoong
Cải xoong là loại rau thường chứa nhiều loại giun như giun đũa, gium móc, giun tóc, giun kim... Khi mua về, chúng ta phải rửa thật sạch và nấu chín kỹ trước khi ăn.
Rau muống
Rau muống có thể chứa ấu trùng sán lá gan lớn và sán lá gan ruột. Những loại ký sinh trùng này không chỉ bám bên ngoài ra mà còn có thể len lỏi vào bên trong rau. Người ăn rau muốn sống, rau chưa nấu chín kỹ có chứa ấu trùng sán có thể bị nhiễm sán, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Súp lơ
Súp lơ là loại rau giàu dinh dưỡng, ít chất béo, rất tốt cho sức khỏe của cong người. Tuy nhiên, kết cấu của cây súp lơ có nhiều rãnh nhỏ, rất khó để làm sạch. Đây chính là những "điểm mù" mà bạn không nhìn thấy và là nơi bụi bẩn cùng các loại vi khuẩn, ký sinh trùng ẩn nấp.
Vì vậy, khi sơ chế, bạn cần chia bông súp lơ thành những miếng nhỏ để rửa cho sạch. Tốt nhất nên trần súp lơ qua nước sôi trước khi chế biến món ăn.
Đậu
Đậu là loại rau dân dã, phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Đậu giàu dinh dưỡng nên rất dễ bị sâu tấn công. Bên trong những lỗ sâu có thể chứa các con bọ nhỏ, thậm chí cả trứng giun, phân giun.
Những loại sâu, ký sinh này khi xử lý bằng việc đun nấu cũng không đảm bảo bị loại bỏ hoàn toàn.
Do đó, khi mua đậu, bạn nên chọn những quả đậu lành lặn, không bị sâu cắn hoặc có nốt sần bất thường. Khi sợ chế, nên bỏ những quả có lỗ sâu và rửa thật sạch trước khi chế biến.
Rau sống
Các loại rau sống tươi mát được dùng để ăn kèm với nhất nhiều món. Tuy nhiên, theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, sau sống tiềm ăn nguy cơ chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh như giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó...
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghê sinh học và thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng chia sẻ quan điểm cho rằng rau sống là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Theo PGS. Thịnh, nếu muốn ăn rau sống cần các điều kiện như đảm bảo nguồn gốc, nguồn nước rửa hải sạch, rau phải tươi, mới thu hoạch. Bảo quản rau đúng cách, không để rau bị dập nát.
Để hạn chế các mầm bệnh từ rau sống, chuyên gia khuyên người dân nên mua sản phẩm từ các cửa hàng rau sạch đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và phải rửa rau đúng cách.
Cách rửa rau đảm bảo an toàn, loại bỏ hết chất bẩn
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghê sinh học và thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ cách để rửa rau sạch như sau:
Đầu tiên, phải rửa rau trong chậu ở trạng thái nước tĩnh để hòa tan các chất bẩn.
Sau đó, ngâm rau trong nước và rửa tối thiểu 3 nước.
Cuối cùng, rửa rau dưới vòi nước chảy để giảm được các chất bẩn đến mức tối thiểu.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep