Bệnh cường giáp người đẹp Trúc Diễm mắc nguy hiểm thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Hai năm qua, Trúc Diễm cho biết cô kiên trì điều trị bệnh cường giáp và hiện sức khoẻ cô đã ổn định hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mới đây, Trương Tri Trúc Diễm chia sẻ hình ảnh mặc bikini trên trang cá nhân. Sau 4 năm kết hôn với ông xã Việt kiều, tạm dừng các hoạt động nghệ thuật, người đẹp Trương Tri Trúc Diễm có nhiều nét thay đổi trên khuôn mặt. Nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến nhan sắc theo Trúc Diễm còn là bệnh cường giáp mà cô phải đối diện suốt 2 năm qua. Căn bệnh này khiến sức khỏe người đẹp giảm sút, mắt bị lồi hơn, mặt bị sưng.
Benh cuong giap nguoi dep Truc Diem mac nguy hiem the nao?
 Trúc Diễm đã đối mặt với bệnh cường giáp suốt 2 năm qua.  
Hai năm qua, Trúc Diễm cho biết cô kiên trì điều trị bệnh cường giáp. Sau khi dùng thuốc phóng xạ, tiêu hủy được cục bướu độc, sức khoẻ cô đã ổn định hơn. Hiện người đẹp phải trị bệnh suy giáp - hậu quả sau khi điều trị bệnh cường giáp. Hậu quả của căn bệnh này là Trúc Diễm thường bị nhức đầu, đau khớp gối, người mệt và mất tập trung.
Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow - Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp...
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân...
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Benh cuong giap nguoi dep Truc Diem mac nguy hiem the nao?-Hinh-2
Bệnh cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng tim mạch: Tình trạng nhịp tim nhanh thường gặp ở bệnh nhân cường giáp, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ có thể gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy tim ở người bệnh cường giáp.
Tăng huyết áp: Các bệnh nhân cường giáp thường bị tăng huyết áp, chủ yếu là huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường, khoảng cách huyết áp tăng lên. Tuy mức tăng huyết áp không nhiều và hiếm khi cần phải điều trị nhưng nếu kéo dài thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, góp phần gây suy tim.
Cơn bão giáp: Khi tình trạng hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.
Lồi mắt ác tính: Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
Thảo Nguyên