Bệnh thiên đầu thống nguy hiểm sao?

Google News

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thiên đầu thống có thể khiến người mắc suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Bệnh thiên đầu thống còn có nhiều tên gọi khác như cườm nước, bệnh glocom. Bệnh xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao, gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn tới suy giảm thị lực và thậm chí mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Theo trang Webmd, bệnh thiên đầu thống có 2 thể chính:
- Thiên đầu thống thể góc đóng: Còn được gọi là bệnh thiên đầu thống góc đóng cấp tính hoặc mãn tính hoặc góc hẹp. Ở thể này, mắt của bạn không chảy nước như bình thường vì khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc trở nên quá hẹp. Điều này có thể gây ra sự tích tụ áp lực đột ngột trong mắt bạn. Nó cũng liên quan đến viễn thị và đục thủy tinh thể - tình trạng thủy tinh thể bên trong mắt bạn bị mờ.
- Thiên đầu thống thể góc mở: Hay còn được gọi là glocom góc rộng. Ở thể này, cấu trúc thoát nước trong mắt của bạn trông ổn nhưng thực ra chất lỏng không chảy ra ngoài như bình thường.
Benh thien dau thong nguy hiem sao?
 Ảnh minh họa: EV. 
Triệu chứng bệnh thiên đầu thống
Hầu hết những người mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở đều không có triệu chứng. Nếu các triệu chứng phát triển, chúng thường ở giai đoạn muộn của bệnh. Đó là lý do tại sao bệnh này thường được gọi là "kẻ trộm thị lực". Dấu hiệu chính thường là mất thị lực một bên hoặc ngoại vi.
Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh glocom góc đóng thường xuất hiện nhanh hơn và rõ ràng hơn.
- Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn
- Mất thị lực
- Đỏ mắt
- Mắt trông mờ (đặc biệt ở trẻ sơ sinh)
- Đau bụng hoặc nôn mửa
- Đau mắt
Đáng lưu ý, bệnh glocom góc đóng hoặc góc hẹp cấp tính là một trường hợp cấp cứu y tế. Người bệnh có thể đau nhức mắt dữ dội, đỏ mắt, nhức đầu, nhìn mờ, buồn nôn và nôn,...Tổn thương dây thần kinh thị giác có thể bắt đầu trong vòng vài giờ và nếu không được điều trị trong vòng 6 đến 12 giờ, nó có thể gây mất thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
Bệnh thiên đầu thống chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn trên 40 tuổi, nhưng thanh niên, trẻ em và thậm chí cả trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh này. Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp
- Bị cận thị hoặc viễn thị
- Tầm nhìn kém
- Mắc bệnh tiểu đường
- Dùng một số loại thuốc steroid như prednisone
- Dùng một số loại thuốc để kiểm soát bàng quang hoặc co giật hoặc một số loại thuốc trị cảm lạnh không kê đơn
- Đã bị thương ở mắt
- Có giác mạc mỏng hơn bình thường
- Bị huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Có áp lực mắt cao
>> Mời độc giả xem thêm video: Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị

Nguồn video: Vinmec

An An (Theo Webmd)