Bước ra khỏi tòa án, vợ dúi vào tay tôi mẩu giấy nguệch ngoạc

Google News

Mở mẩu giấy ra, là vài dòng chữ nguệch ngoạc, hẳn cô ấy viết trong lúc vội vã và cảm xúc hỗn loạn. Nhưng thế cũng đủ tôi bủn rủn chết lặng...

Trước khi cưới Nhung, tôi từng có một đời vợ với 2 đứa con riêng. Về người vợ đầu, ly hôn xong chúng tôi mỗi người nuôi 1 đứa con theo sự phân chia của tòa. Nhưng sau đó 1 năm, cô ấy đi lấy chồng, bỏ lại con cho mẹ đẻ nuôi. Tôi thương con liền nuôi tất cả 2 bé.

Nhung là một cô gái chưa chồng, tuy ngoại hình bình thường nhưng có học thức và gia đình gia giáo. Công việc của Nhung cũng ổn định, tôi lấy Nhung sẽ có người san sẻ bớt gánh nặng gia đình. Tình yêu của chúng tôi đến tự nhiên, tiến triển cũng rất thuận lợi. Tôi cảm thấy Nhung rất thích hợp làm vợ, nhất là cô ấy quý 2 đứa trẻ lắm. Chắc chắn chúng tôi sẽ trở thành 1 gia đình hạnh phúc.

Tình yêu của chúng tôi vấp phải sự phản đối từ bố mẹ Nhung, điều ấy không hề khó hiểu. Song nhờ sự kiên quyết của cô ấy, cuối cùng chúng tôi cũng nên duyên vợ chồng.

Buoc ra khoi toa an, vo dui vao tay toi mau giay nguech ngoac


Nhờ sự kiên quyết của cô ấy, cuối cùng chúng tôi cũng nên duyên vợ chồng. (Ảnh minh họa)

Vợ chồng tôi, 2 đứa trẻ và mẹ tôi sống chung dưới 1 mái nhà. Tôi và Nhung đi làm cả ngày, dù chỉ buổi tối mới gặp nhau nhưng tôi để ý thấy Nhung đối xử khá nghiêm khắc với 2 đứa con của tôi. Chúng là con nít, mà con nít thì nghịch ngợm hay không hiểu biết là chuyện thường tình. Thế mà Nhung thường răn dạy rất bài bản, đòi hỏi lũ trẻ phải sửa đổi, không được tái phạm nếu không sẽ bị phạt. 

Ban đầu tôi còn ngại Nhung mới cưới về nhưng dần dần tôi và mẹ đều không hài lòng. Nhắc nhở, góp ý thì Nhung biện hộ rằng, trẻ nhỏ phải dạy dỗ đàng hoàng, càng để lâu càng khó uốn nắn. 

Đúng đợt công việc bận rộn, tôi hay phải đi công tác. Dù không ở nhà mà tối nào mẹ tôi và lũ trẻ cũng gọi điện khóc mếu, trách móc Nhung khắt khe, ghê gớm với con chồng. Tôi bực bội gọi về mắng vợ, Nhung giận dỗi, quay ra nói tôi không biết đúng sai. 

Nhiều lần như vậy, không khí trong gia đình tôi lúc nào cũng căng như dây đàn. Lũ trẻ có bố và bà nội che chở,  bắt đầu cãi lời Nhung, thậm chí còn hỗn lão với cô ấy. Nhưng tôi nghĩ trẻ nhỏ 5-7 tuổi thì biết gì nên kệ cho qua. 

Mẹ tôi càng ngày càng không hài lòng về cô con dâu mới. Có lần bà nói với tôi, đã bảo phải chọn vợ mới cho đàng hoàng, không cần gì chỉ cần thật sự thương con chồng là được. Những lời đó bị Nhung nghe được, cô ấy giận lắm, lầm lì cả tuần chẳng nói năng gì. 

Cãi vã liên miên và mâu thuẫn chồng chất, cuối cùng tôi với Nhung không ai chịu đựng được nữa, quyết định ly hôn. Lúc làm đơn ra tòa, tôi thật sự hối hận. Đáng nhẽ tôi nên ở vậy đừng lấy vợ làm gì. Vì “mấy đời bánh đúc có xương”, có dì ghẻ nào lại thương con chồng cơ chứ! Người phụ nữ tôi tưởng là chân thành và lương thiện như Nhung, cuối cùng vẫn chẳng phải là ngoại lệ!

Ngày đến tòa nhận phán quyết cuối cùng, tôi có chút buồn man mác. Tương lai tốt đẹp tôi từng vẽ ra khi quyết định cưới Nhung, không ngờ cuối cùng lại trở thành thế này! Nhung thì im lặng từ đầu tới cuối, thậm chí không nhìn tôi lấy 1 cái. Để rồi khi chúng tôi bước ra khỏi tòa án, cô ấy bỗng dúi vào tay 1 mẩu giấy rồi xoay người đi ngay. Tôi thấy cô ấy đưa tay gạt nước mắt, lẽ nào cô ấy khóc? 

Buoc ra khoi toa an, vo dui vao tay toi mau giay nguech ngoac-Hinh-2

Ngày đến tòa nhận phán quyết cuối cùng, tôi có chút buồn man mác. (Ảnh minh họa)

Mở mẩu giấy ra, là vài dòng chữ nguệch ngoạc, hẳn cô ấy viết trong lúc vội vã và cảm xúc hỗn loạn. Nhưng thế cũng đủ tôi bủn rủn chết lặng:

“Anh biết tại sao bố mẹ lại đồng ý cho em lấy anh không? Vì em không thể có con. Em xác định sẽ chăm sóc, nuôi dạy và coi lũ trẻ như con của mình. Tiếc là mọi chuyện lại không được như mong muốn. Chúc anh tìm được người mẹ mới tốt hơn cho lũ trẻ”. 

Tôi hoảng hốt cùng cực, vậy là tôi đã nghĩ sai cho Nhung rồi! Các cụ chẳng có câu “thương cho roi cho vọt” đó sao. Tôi hoang mang nhắn tin cho bạn bè có con nhỏ, hỏi họ về cách dạy dỗ trẻ của Nhung. Họ đều nói, đó là cách dạy trẻ con khoa học và hợp lý. 

Về nhà, tôi kể lại mọi chuyện cho mẹ tôi nghe. Bà liền bảo tôi đến xin lỗi rồi đón Nhung về. Nhưng tôi vẫn e ngại, Nhung đã từng chịu tổn thương lớn đến thế, dễ dàng gì cô ấy quay trở lại. Tôi phải làm thế nào để xin lỗi Nhung đây?


Theo Gia đình & Xã hội