Hầu hết sau mỗi bữa cơm, mỗi gia đình đều thừa lại một chút thức ăn, trong đó phổ biến nhất là món thịt. Lúc này, chị em nội trợ sẽ bảo quản chúng bằng cách bọc màng thực phẩm và cất vào tủ lạnh. Sau đó yên tâm rằng thịt sẽ được bảo quản an toàn, ngày hôm sau lấy ra làm nóng lại là ăn được.
Tuy nhiên, nếu cứ cất thịt đã chế biến trong màng bọc thực phẩm và tủ lạnh từ ngày này sang ngày khác, bỏ ra làm nóng rồi lại bảo quản lạnh, việc này sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ đến.
1. Bảo quản đồ ăn thừa bằng màng bọc thực phẩm
Rất nhiều chị em nội trợ tự tin rằng màng bọc thực phẩm là lá chắn an toàn tuyệt đối cho thực phẩm. Tuy nhiên, dù màng bọc được sản xuất bằng nhựa PE vốn được đánh giá là có chất lượng đảm bảo cũng không nên lạm dụng quá nhiều vì có nguy cơ thôi nhiễm ra thực phẩm.
Màng bọc thực phẩm nên chỉ được sử dụng 1 lần. Bởi việc lôi ra rồi lại bọc màng bọc thực phẩm bỏ vào dùng nhiều lần sau còn khiến vi khuẩn sản sinh nhanh hơn. Hãy hạn chế dùng màng bọc khi thức ăn còn quá nóng, nhiều dầu mỡ.
|
Ảnh minh họa. |
Để hạn chế tối đa những rủi ro từ sử dụng màng bọc thực phẩm, người tiêu dùng chỉ nên mua sản phẩm của thương hiệu có uy tín, đã đăng ký, kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý.
2. Bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh
Theo chuyên gia, thức ăn thừa càng để lâu trong tủ lạnh càng tạo nhiều cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Thức ăn thừa để tránh hư hỏng và ô nhiễm, sau khoảng 2 giờ để bên ngoài là nên vứt bỏ chứ không nên ăn từ ngày này sang ngày khác. Nếu bất đắc dĩ phải bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn thừa cũng nên tiêu thụ hết trong ngày.
Trong quá trình bảo quản có thể khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn chéo do trong tủ lạnh thường để rất nhiều loại thực phẩm sống - chín lẫn nhau. Do vậy không sớm thì muộn, thói quen bảo quản thực phẩm này dễ khiến bạn sớm bị ngộ độc, thậm chí ung thư.
|
Ảnh minh họa. |
Lưu ý: Những thực phẩm giàu dinh dưỡng bạn tuyệt đối không cất trong tủ lạnh qua đêm như: rau chín, trứng rán thịt, trứng đúc thịt, canh cua… vì sẽ sinh ra chất độc gây hại cho cơ thể.
Bí quyết bảo quản thực phẩm thừa an toàn:
Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên nhớ kỹ những cách bảo quản thức ăn thừa an toàn, đúng cách:
- Nhiệt độ an toàn để hâm lại thức ăn thừa: Thức ăn thừa cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5°C và hâm nóng tới nhiệt độ ít nhất là 60°C. Bảo quản ở nhiệt độ trên 5ºC hay hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp hơn 60°C đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn và nhân lên.
- Dọn trống tủ lạnh thường xuyên: Bạn không nên để tủ lạnh quá đầy. Khí lạnh cần có không gian để lưu thông giúp thực phẩm trong tủ được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và không bị hỏng.
- Cất đồ ăn vào tủ lạnh sớm: Trong vòng 2 giờ sau khi nấu, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh.
- Cách bảo quản một số món ăn: món thịt cần được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày; cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi nấu và không nên giữ trong tủ lạnh quá 6 ngày.
Theo An An/Vietnamnet