Thịt gia súc
Thịt gia súc chủ yếu bao gồm thịt cơ bắp và nội tạng của lợn, bò, dê... còn được gọi là thịt đỏ. Nhìn chung, hàm lượng protein trong thịt thường nằm trong khoảng từ 10% đến 20%. Thành phần protein trong thịt gần với nhu cầu của cơ thể con người, tỷ lệ sử dụng cao. Chất sắt trong thịt chủ yếu ở dạng sắt heme (máu huyết), tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu rất cao, đây cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung sắt.
Cũng là thịt đỏ, nhưng thịt lợn có năng lượng cao nhất, hàm lượng chất béo cao và hàm lượng protein thấp nhất. Hàm lượng protein của thịt bò và thịt dê cao hơn, phù hợp hơn cho những người giảm cân. Trong số đó, hàm lượng cholesterol nội tạng cao hơn cơ bắp, mô não có hàm lượng cholesterol cao nhất, nên những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao cần phải ăn ít.
Thịt gia cầm
Thịt gia cầm chủ yếu bao gồm thịt gà, vịt, ngan, ngỗng… hay còn gọi là thịt trắng. Hàm lượng chất khoáng trong thịt gia cầm tương đối cao, đặc biệt là trong gan và máu rất giàu chất sắt, dễ tiêu hóa và hấp thụ, đây cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung sắt. Hàm lượng protein trong thịt gia cầm là 16%-20%, trong đó thịt gà cao nhất, tiếp theo là ngỗng và vịt. Thịt gà có năng lượng thấp nhất, hàm lượng chất béo thấp nhất và hàm lượng protein cao nhất.
Thịt thủy sản
Các sản phẩm thủy sản cũng được phân loại là thịt trắng, và các sản phẩm thủy sản chúng ta thường tiêu thụ bao gồm cá, tôm và động vật có vỏ. Các sản phẩm thủy sản rất giàu protein, lipid, vitamin và khoáng chất chất lượng cao. Ví dụ, cá biển chứa nhiều iốt, hàu và sò chứa nhiều kẽm, con chai sông và ốc vặn chứa nhiều sắt. So với gia súc, gia cầm, các sản phẩm thủy sản có hàm lượng năng lượng và chất béo tương đối thấp, nhưng hàm lượng protein rất cao.
Mỡ của các loại cá bao gồm các axit béo không bão hòa, axit béo không bão hòa đơn chủ yếu là axit palmitoleic và axit oleic, axit béo không bão hòa đa chủ yếu là axit linoleic, axit linolenic, EPA và DHA, rất tốt cho sức khỏe con người, trong đó cá nước biển có hàm lượng các chất này cao hơn cá nước ngọt. Do đó, từ góc độ dinh dưỡng, các chuyên gia cho rằng ăn cá có lợi cho sức khỏe hơn so với các loại thịt của gia súc và gia cầm.
Giáo sư Yu Kang, chuyên gia dinh dưỡng âm sàng của Bệnh viện Đại học Y khoa Liên minh Bắc Kinh cho biết: “Các loại thịt khác nhau có dinh dưỡng khác nhau, ăn nhiều một thịt nào đó cũng không phải là lựa chọn tốt, phương pháp chính xác nhất là thứ tự lượng thịt ăn vào: thịt không có chân>hai chân> 4 chân, đồng thời làm chủ được liều lượng, các loại thịt nên ăn xen kẽ, như vậy mới cân bằng dinh dưỡng”.
Làm thế nào để ăn thịt lành mạnh và không béo?
Thịt gia súc và gia cầm mỗi ngày ăn 40-75 gram, các sản phẩm thủy sản 40-75 gram và các loại trứng là 40-50 gram, có thể đảm bảo cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày.
Một người trưởng thành có mỡ máu, chu vi vòng eo và cân nặng bình thường có thể ăn 100g thịt lợn nạc, hoặc thịt bò hoặc thịt cừu. Nếu trọng lượng đã vượt quá tiêu chuẩn, bạn nên giảm lượng thịt bạn ăn. 100g ở đây là thịt sống, sau khi nấu lên trọng lượng sẽ giảm, 50g thịt sống sau khi nấu lên còn khoảng 35g. Vì vậy nếu ăn theo trọng lượng của thịt chín, mỗi ngày ăn 70g.
Giáo sư Yu Kang cho biết, nếu bạn muốn ăn thịt, ngoài việc kiểm soát lượng thịt, còn cần phải chú ý đến thứ tự, nên ăn thịt sau cùng.
- Bước đầu tiên, kiến nghị uống canh trước, uống canh gì cũng cần chú ý, không nên uống canh xương, canh gà… lượng dầu trong các món canh này quá cao, gây xáo trộn dạ dày, canh rau là lựa chọn tốt nhất. Bất luận là nóng hay lạnh, các chất dinh dưỡng trong rau vào thời điểm này được hấp thụ tốt nhất, năng lượng của rau tương đối thấp, trong khi đó khối lượng rau lớn, tạo cảm giác no.
- Bước thứ hai là ăn thức ăn chủ yếu. Bởi vì khi đó đường tiêu hóa có chỗ trống, đầu tiên đặt chất nền năng lượng cần thiết cho cơ thể con người, mà chất đó chính là thực phẩm chính.
- Bước thứ ba, món chay. Các món ăn nhẹ cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
- Cuối cùng, ăn các món thịt động vật.
Ngoài ra, nắm vững phương pháp nấu ăn phù hợp cũng là một kỹ năng bắt buộc để ăn thịt. Nên ăn thịt hấp, thịt luộc hơn thịt chiên, rán để giảm lượng dầu ăn đi vào cơ thể.
Theo Hà Vũ/Khám Phá