Không uống rượu bia khi đói bụng
Bạn nên hạn chế uống rượu bia khi đang đói bụng. Hãy ăn một chút thức ăn để "lót dạ" trước khi uống rượu bia.
Ngoài ra, nên uống một lượng nhỏ và uống từ từ.
Hãy lắng nghe cơ thể và dừng uống rượu bia đúng lúc. Theo các chuyên gia khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên uống 330ml bia/ngày (trương đương với một lon hoặc một chai bia). Đặc biệt, không nên uống quá 2 lít. Không nên uống bia chung với bất kỳ loại rượu nào, trành để cồn hấp thu vào cơ thể nhanh hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong ngày Tết, bạn vẫn phải duy trì việc ăn đủ 3 bữa/ngày, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn rau xanh, giảm các thực phẩm có năng lượng rỗng như bánh kẹo, mứt, nước ngọt...
Cách giải độc rượu
Nước lọc
Cách giải bia rượu đơn giản nhất là uống nhiều nước. Nước sẽ giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, tránh uống các loại nước ngọt có gas, nước tăng lực. Các loại nước này có thể tạo ra khí CO2 trong dạ dày và ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Nước cam và mật ong
Nước cam và nước mật ong đều có đường fructose giúp cơ thể tiêu hóa rượu nhanh hơn. Uống một trong hai loại nước này sau khi tỉnh rượu, bạn sẽ thấy đỡ khát nước và tỉnh táo hơn.
Cà chua
Cà chúa chứa các nguyên tốt như kali, canxi, natri giúp giải rượu rất tốt. Sau một ngày uống rượu say, bạn chỉ cần bổ sung một cốc sinh tố cà chua là cơ thể sẽ bớt mệt mỏi, nhanh hồi phục.
Gừng tươi
Hãy lấy khoảng 60 gram gừng tươi thái thành lát mỏng và cho vào nồi nước đun sôi vài phút rồi rót ra cốc. Có thể thêm một thìa mật ong vào trà gừng để tạo cảm giác dễ uống hơn. Trà gừng nóng có tác dụng chống say rượu vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.
Theo Khoevadep