Cách phát hiện hiệu quả bảo vệ của vắc xin COVID-19

Google News

Làm thế nào để biết cơ thể được bảo vệ sao khi tiêm vắc xin COVID-19?. Điều này có thể dựa vào xét nghiệm kháng thể.

Rất nhiều người sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thắc mắc rằng, không biết cơ chế bảo vệ của vắc xin thế nào? Làm thế nào để biết vắc xin COVID-19 hiệu quả hay không
Vắc xin COVID-19 bảo vệ cơ thể thế nào?
Nói một cách dễ hiểu nhất, vắc xin tăng cường hệ thống miễn dịch của con người bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết được và tiêu diệt, loại bỏ các loại vi khuẩn và virus có thể gây ra bệnh nghiêm trọng.
Vắc xin chứa các phiên bản virus gây bệnh đã bất hoạt hoặc làm suy yếu đến mức không thể gây hại. Khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của con người nhận ra những virus này là kẻ xâm nhập và sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các tế bào nhớ cùng kháng thể bảo vệ cơ thể, chống lại virus đồng dạng trong tương lai.
Cach phat hien hieu qua bao ve cua vac xin COVID-19
 
Virus corona gây ra COVID-19 có các gai protein trên mỗi hạt virus. Các protein tăng đột biến này cho phép virus bám vào tế bào và gây bệnh.
Các loại vắc xin phòng COVID-19 giúp cơ thể nhận ra những protein đột biến này là ngoại lai và chống lại chúng đồng thời ghi nhớ và sẽ tiếp tục tiêu diệt nếu lại "chạm mặt".
Nói cách khác, vắc xin sẽ bảo vệ người nhận vắc xin bằng cách giảm khả năng nhiễm COVID-19 của họ nếu họ gặp phải virus corona.
Nếu bạn đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh, bạn có thể có một số khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại căn bệnh này. Tuy nhiên, vì loại virus này vô cùng thông minh và nguy hiểm nên không rõ khả năng miễn dịch tự nhiên có thể tồn tại trong bao lâu. Đó là lý do, sau khi bị mắc COVID-19 vẫn nên tiêm vắc xin. 
Làm thế nào để biết cơ thể được bảo vệ sao khi tiêm vắc xin COVID-19?
Vì cơ thể sản sinh ra kháng thể để bảo vệ, nên nếu muốn biết hiệu quả của vắc xin có thể thông qua xét nghiệm kháng thể COVID-19.
Lưu ý, xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và xét nghiệm kháng thể COVID-19 là hoàn toàn khác nhau.
Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 là xác định xem bạn có mắc bệnh hay không. Còn xét nghiệm kháng thể COVID-19 là để xem bạn có kháng thể chống lại được virus corona hay không. 
Xét nghiệm kháng thể được thực hiện khi nào và tại sao quan trọng?
Xét nghiệm kháng thể, còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh, thường được thực hiện sau khi bệnh nhân phục hồi hoàn toàn từ COVID-19. Hoặc, người có nhu cầu biết cơ thể mình có sản sinh ra kháng thể ngăn ngừa bệnh sau khi tiêm vắc xin hay không.  
Cach phat hien hieu qua bao ve cua vac xin COVID-19-Hinh-2
 
Thông thường, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ lấy mẫu máu bằng cách chích ngón tay hoặc lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay. Sau đó, mẫu được kiểm tra để xác định xem bạn đã phát triển kháng thể chống lại virus hay chưa.
Kháng thể là các protein đặc biệt (IgM, IgG) mà hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có kháng thể, điều đó có nghĩa bạn có khả năng miễn dịch. Thế nhưng, đến hiện tại, mức độ miễn dịch và thời gian miễn dịch kéo dài được bao lâu vẫn chưa được biết. Các nghiên cứu đang thực hiện sẽ tiết lộ thêm về điều này.
Thời gian và loại xét nghiệm kháng thể cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác. Nếu bạn xét nghiệm quá sớm, khi phản ứng miễn dịch vẫn đang tích tụ trong cơ thể, xét nghiệm có thể không phát hiện ra kháng thể.
Thêm vào đó, cần phải nhấn mạnh rằng, dù cơ thể bạn đã sản sinh kháng thể ngăn ngừa COVID-19 hay chưa, bạn vẫn không an toàn 100% vì hiện tại dịch bệnh vẫn đang diễn biến cực kỳ phức tạp. Vì vậy, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Cach phat hien hieu qua bao ve cua vac xin COVID-19-Hinh-3
 
Cach phat hien hieu qua bao ve cua vac xin COVID-19-Hinh-4
 

Mời quý độc giả xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam.


Kiều Dụ