Anh Chương năm nay 38 tuổi, cách đây 2 tháng đột nhiên từ biệt nhân gian, đến nay gia đình vẫn chưa thể chấp nhận được rằng anh Vương đã ra đi. Chính kẻ giết người thầm lặng này đã cướp đi mạng sống của anh Vương – đó là huyết áp cao. “Khi hoàn thành chuyến đi này, chúng ta lập tức sẽ đi du lịch ở Maldives", đây là lời hứa cuối cùng của anh Chương với vợ, nhưng anh đã không có cách nào thực hiện được lời hứa của mình.
|
Anh Chương bị đột quỵ não sau thời gian dài làm việc muộn. (Ảnh minh họa) |
Là giám đốc điều hành của một công ty công nghệ, vì muốn ra mắt thuận lợi sản phẩm mới, kể từ mùa hè năm nay, anh Chương hầu như mỗi ngày không ngủ quá 3 tiếng. Trong một đêm khi đang làm việc, anh Chương đột nhiên ngã xuống, khi nhân viên phát hiện đưa anh vào bệnh viện thì đã quá muộn, bác sĩ chẩn đoán anh Chương bị đột quỵ não.
Người vợ của anh Chương vừa nói vừa khóc: "Thực tế, theo báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe năm nay, các bác sĩ đã nhắc nhở anh ấy bị huyết áp cao cần phải đi khám tỉ mỉ và có biện pháp điều trị, nhưng thậm chí anh ấy còn không nói với tôi chuyện này…” Anh Chương luôn tự tin bản thân mình rất khỏe mạnh nên không để ý đến vấn đề nhỏ này.
Du Úy, phó giám đốc Trung tâm phòng chống và điều trị bệnh tim mạch và mạch máu não tỉnh Chiết Giang, đồng thời là giám đốc của Trung tâm huyết áp cao bệnh viện Chiết Giang, cho biết tăng huyết áp thực sự không phải là một vấn đề nhỏ.
|
Huyết áp cao là thủ phạm tăng nguy cơ đột quỵ. |
Tăng huyết áp có thể không có triệu chứng sau khi bị bệnh, nhưng nó là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh về tim, mạch máu não và thận. Nếu không được kiểm soát, nó sẽ gây ra đột quỵ nặng, nhồi máu cơ tim và suy thận. Tỷ lệ phát bệnh cao, tỷ lệ tử vong cao và tỷ lệ phá hủy cao là đặc điểm “ba cao” đáng sợ của huyết áp cao. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, một khi áp lực chồng chất, chế độ ăn uống không đều, thức khuya,... sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với con người.
Thói quen xấu là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao
Bác sĩ Du Úy cho biết: “Với sự thay đổi của lối sống hiện đại, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị huyết áp cao. Trong mười năm qua, chúng tôi đã nhận thấy rõ ràng tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng, và bệnh nhân tăng huyết áp trẻ nhất trong phòng khám chỉ mới 15 tuổi. Cũng có một vài bệnh nhân cao huyết áp ở độ tuổi 20. Nếu tăng huyết áp không được kiểm soát và điều trị không kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nội tạng trong cơ thể và đe dọa tính mạng".
Bác sĩ Du cho biết lo lắng và căng thẳng trong công việc, gánh nặng tinh thần lớn, cuộc sống không có quy luật, thời gian dài thức khuya, mất ngủ hoặc nghỉ ngơi không đủ,… có thể gây nên bệnh huyết áp cao. Một số thói quen xấu như ăn nhiều thịt nướng, uống rượu, hút thuốc,… cũng sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra không ít người trẻ bị béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
Cách phòng ngừa huyết áp cao
Mặc dù không có cách nào để đảm bảo huyết áp luôn luôn ổn định, nhưng thói quen sống tốt có thể giúp chúng ta tránh xa huyết áp cao ở mức độ nhất định.
1. Ăn ít natri
Mọi người đều biết rằng ăn ít muối là chìa khóa để ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao. Thực tế, thủ phạm thực sự là natri trong muối ăn. Điều này được hiểu rằng lượng muối hàng ngày của người lớn không được vượt quá 6 gram ≈ 2400 mg natri. Nếu bạn muốn ngăn ngừa huyết áp cao, natri không được vượt quá 2000 mg. Vậy ăn như thể nào để không vượt quá lượng tiêu chuẩn? Ngoài việc nấu ít muối, còn chú ý đến việc ăn ít các loại nước sốt, nước tương, và các loại gia vị khác, đồng thời phải ăn ít các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và các loại thực phẩm ngâm chua.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Cấu trúc chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để ngăn ngừa huyết áp cao. Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã thiết kế chế độ ăn DASH để ngăn ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn này khuyến khích tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu kali, canxi, magiê… để giúp ổn định huyết áp.
3. Thể dục hợp lý
Một ngày bỏ ra 30 phút để tập thể dục, mỗi tuần không dưới 5 ngày. Các môn thể thao được khuyến nghị là: đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… Lưu ý tập thể dục với lượng phù hợp, phù hợp với sức khỏe thể chất, tuổi tác, và bệnh lý.
4. Kiểm soát trọng lượng
Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ huyết áp cao, do đó kiểm soát cân nặng trong chỉ số cho phép thông qua ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
5. Tránh căng thẳng
Căng thẳng tinh thần và bất ổn cảm xúc có thể khiến huyết áp tăng cao. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng về tinh thần, bạn có thể giải quyết các vấn đề bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý, tạo thói quen nghe nhạc nhẹ, độc sách để giảm căng thẳng.
Theo Hà Vũ/Khám Phá