Cẩn trọng 3 thức uống giải khát ngày hè siêu bẩn

Google News

Ngày hè, có rất nhiều loại nước giải khát thơm ngon nhưng vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng thường không đảm bảo vệ sinh với quy trình làm nước uống “siêu bẩn”.

Sinh tố bơ sang chảnh ngâm hóa chất
Những ngày hè nóng bức, nước giải khát là đồ uống yêu thích và được tiêu thụ nhiều ở các quán cà phê. Hầu hết nhiều người đều nghiện món sinh tố bơ.
Nhưng ngày 7/6 vừa qua, Công an TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tạm giữ 45 chai hóa chất chưa sử dụng, 3 chai hóa chất đã sử dụng và 624 kg trái bơ.
Can trong 3 thuc uong giai khat ngay he sieu ban
Ảnh minh họa. 
Trong đó có 28 kg bơ đang ngâm hóa chất, 547 kg bơ đã ngâm xong đang trưng bày bán cho người tiêu dùng và 49 kg bơ chưa ngâm. Mỗi ngày, cơ sở kinh doanh trái cây này pha một thùng dung dịch theo tỷ lệ 3 chai hóa chất với 60 lít nước để ngâm trái cây, sử dụng trong ngày.
Mước mía bẩn gắn mác 'siêu sạch'
Trong khi trà chanh, trà đá bị cho là nhiễm khuẩn, người đi đường tìm đến nước mía như là một thức uống an toàn, tuy nhiên thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Thực tế trên nhiều tuyến đường có các cửa hàng nước mía đã bị báo chí phanh phui trước đó, nhiều cửa hàng bán nước mía "siêu sạch" nhưng thực chất quy trình làm nước mía lại siêu bẩn.
Cụ thể, mang mác "siêu sạch" nhưng quá trình chế biến tại đây khó có thể nói là vệ sinh. Những chiếc xe giải khát cáu bẩn không che chắn, bã mía vương vãi khắp nơi, cạnh đó là đống mía cây đã bào vỏ chất trên vỉa hè, không che đậy, mặc ruồi, nhặng bu quanh.
Không ít bó mía đã chuyển sang màu đỏ, thậm chí thâm đen vì để qua nhiều ngày vẫn được ông chủ quán ép lấy nước bán.
Sau khi đút cây mía vào máy ép, nhúng bàn tay trong chậu nước đục ngầu rồi lau vội vào chiếc quần đang mặc trên người, ông chủ quán bốc đá cho vào ly, chế nước mía và mang cho thực khách. Một ly như vậy khách trả 5.000 - 6.000 đồng.
Những chiếc ly, ống hút sau khi khách vừa uống xong được tráng sơ qua hai chậu nước đen ngòm, để ráo và tái sử dụng cho lần sau.
Theo ghi nhận của PV, hai chậu nước rửa ấy được sử dụng từ khi mở hàng cho đến lúc dọn hàng mà không hề thay nước mới. Nó được dùng để "tắm tráng" cho hàng trăm ly nước mía như thế mỗi tối.
Hết hồn 'công nghệ' chế biến trà đá trà chanh vỉa hè
Nhiều khách hàng rất thích uống trà chanh nhưng người tiêu dùng không khỏi hoảng hồn khi báo chí vạch trần 'công nghệ' chế biến trà đá trà chanh vỉa hè.
Theo PV ghi nhận được từ 1 quán bán trà chanh ở làng đại học Thủ Đức, TP HCM. Ông chủ quán này có một công thức pha trà đá mà ít người biết, là 1 ly trà đặc + 5 lít nước lã + 1 tảng nước đá = 10 lít trà đá. Giá của thùng trà đá này 5.000 đồng.
"Lâu nay tôi vẫn bán trà đá như thế này, có nghe khách phàn nàn gì đâu", ông chủ quán giải thích và thêm "không ai nấu cả một thùng trà to để bán".
Không chỉ trà đá kém chất lượng, mà trà chanh vốn đang rất được ưa chuộng cũng được người bán pha chế "cấp tốc" theo kiểu pha sẵn.
Tại một quán trà chanh khác ở Hà Nội, trà được pha sẵn đựng trong một thùng sơn đặt dưới nền gạch, không nắp đậy. Nước trà có màu cà phê.
Mỗi khi khách gọi, người bán hàng cầm ca nhựa múc nước từ thùng đổ vào chiếc cốc thủy tinh, bỏ thêm một cục đá và một lát chanh đã cắt sẵn.
Quá trình hoàn tất một cốc trà chanh "đặc sản" chỉ diễn ra trong vài giây. Loại trà pha sẵn này người uống không rõ làm từ nguyên liệu gì, pha chế ra sao.
Theo Minh Anh/Em Đẹp