Cây ngải cứu: Tác dụng thần kỳ chữa bệnh trong dân gian

Google News

Ngải cứu là loài cây thông dụng trong đời sống hàng ngày. Nhiều người hay sử dụng trong các món ăn, là gia vị thêm phần hấp dẫn. Trong Đông y, loại cây này cũng được sử dụng như một loại dược liệu. Công dụng chữa bệnh của cây đã được y học khẳng định.

Cây ngải cứu là gì?

Lá ngải cứu.

Cầm máu: Lá ngải cứu có chứa flavonoid, một loại polyphenol có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Nhiều người thường dùng lá ngải cứu để cầm máu những lúc bị thương. Khi bị chảy máu, trộn ngải cứu cùng muối sau đó đắp lên vết thương sẽ thấy hiệu quả.

Làm đẹp da: Tác dụng của ngải cứu còn làm cho da mặt trở nên mịn màng, giảm mụn và làm mờ vết thâm. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện. Rửa sạch mặt rồi lấy ngải cứu đã được xay nhuyễn đắp lên da khoảng 20 phút. Cách làm này giúp giữ độ ẩm cho da, tái tạo bề mặt da, giúp da trắng hồng mịn màng, đặt biệt hữu ích với người bị mụn trứng cá.

Hoặc phương pháp khác như rửa sạch ngải cứu, đun sôi rồi để nguội. Buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ đem thấm với khăn mềm rồi đem đắp lên mặt. Khi nào khăn khô rửa lại mặt với nước sạch.

Trị bong gân: Lá ngải cứu khô 100g (nếu lá tươi, chỉ cần giã dập), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi bị tổn thương. Ngày bó 1 lần. Có thể bó 2 lần nếu chỗ tổn thương đau nhiều và sưng.

Giảm mệt mỏi: Nấu nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm thân mình vào nước này. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

Điều trị cảm cúm: Bệnh cảm cúm dễ xuất hiện khi sức đề kháng của bạn trở nên suy yếu, hay gặp trong thời giao mùa. Để hạn chế những biểu hiện khó chịu của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi.... bạn có thể dùng ngải cứu theo cách sau.

Phương pháp xông hơi: Rửa sạch các loại lá như lá bưởi, ngải cứu, khuynh diệp. Đun hỗn hợp lá cùng 2 lít nước trong 20 phút.Tắt bếp và tận dụng hơi nóng của nước sôi để xông giải cảm trong vòng 15 phút.

Phương pháp uống: Rửa sạch các loại lá như tía tô, ngải cứu, sả,… Đun hỗn hợp trên củng 500ml nước cho đến khi nước sôi. Dùng nước này uống vào những lúc khát trong ngày và nên duy trì uống trong 5 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao.

Trị mẩn ngứa, mề đay do dị ứng: Đối với các hiện tượng bị mẩn ngứa do dị ứng với bụi bẩn trong không khí hoặc các hạt phấn từ thực vật bạn có thể giã nát ngải cứu và chắt lấy nước để tắm. Thực hiện 1-2 lần trong ngày, tắm xong lau khô người.

Chữa đau lưng: Để trị đau lưng với cây ngải cứu, bạn có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như uống, đắp. Với mỗi loại, bạn thực hiện theo phương pháp dưới đây.

Cách thức uống: Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch sau đó giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần bệnh tình sẽ giảm.

Cách thức đắp: Ngải cứu tươi sau khi rửa sạch, vẩy cho khô nước rồi giã nát. Dấm nuôi đun thật nóng. Sau đó dùng mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã giã nát trộn cùng muối hột và dấm đun đem chườm vào vùng bị gai sau khi nguội thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng, làm hàng ngày cho đến khi đỡ.

Những ai không nên dùng ngải cứu

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe song không phải ai cũng tận dụng được. Nhiều trường khi bị dị ứng vì nhạy cảm, người dùng sẽ gặp những khó chịu về sức khỏe.

Người bị viêm gan: Khi ăn ngải cứu vào thì sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan khiến da vàng đi, nước tiểu đục…

Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu: Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Ngải cứu kích thích quá trình co bóp hệ thống tiêu hóa và cả cổ tử cung. Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Người bị rối loạn đường ruột: Những ai đang bị rối loạn đường ruột không nên sử dụng ngải cứu dưới bất kỳ hình thức nào. Ngải cứu làm tăng việc đi tiểu, kích thích sự hoạt động của ruột. Điều này khiến bệnh nhân đang bị rối loạn đường ruột càng trầm trọng hơn các biểu hiện. Người bệnh có thể bị đau bụng, đi ngoài hay buồn nôn.

Cách trồng và chăm sóc cây ngải cứu

Vốn là loài cây mọc hoang ở bờ bụi nên loại cây này có sức sống khá tốt. Điều kiện để trồng và chăm sóc không quá cầu kỳ nếu bạn muốn trống loại dược liệu này ngay tại nhà. Bạn chỉ cần sử dụng thùng xốp, chậu hoặc thùng bỏ không để cho đất và tạo không gian sinh trưởng cho cây ngải cứu. Bạn nên dùng đất tơi xốp có độ thoát nước tốt như đất pha cát.

Việc chăm sóc cho ngải cứu nhanh phát triển cần đảm bảo ánh sáng vừa đủ. Thực hiện tưới nước đều đặn và khi tưới nên nhẹ nhàng tránh làm dập nát cây.

Khi thu hái, bạn nên dùng phần ngọn non hoặc lá để cây tiếp tục phát triển.

Theo PV/Khám phá