Tuy nhiên, tốt nhất khi sử dụng cần có sự tư vấn của thầy thuốc, người có chuyên môn.
|
Đại kế có tác dụng tán ứ, tiêu sưng. |
Cây mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc: Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, được gây trồng bằng hạt. Để làm thuốc, bà con thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch rồi phơi khô dùng dần. Cây chứa tinh dầu, glucozit; trong lá có pectolinarin.
Theo y học cổ truyền, cây đại kế có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng làm mất máu, cầm máu, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy. Chính vì vậy, hiện nay cây đại kế được đưa vào danh mục cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu trong chữa bệnh.
Cách dùng như sau:
Tác dụng tán ứ tiêu sưng
Bài 1: Trị các chứng mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Lá đại kế 30g, rửa sạch, để ráo nước giã nhỏ thêm chút nước vắt lấy thuốc để riêng. Thuyên thảo, địa du, ngưu tất mỗi vị 10g, kim ngân hoa 30g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa 20 phút. Lấy nước thuốc trộn với nước lá đại kế. Chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra, dùng cả cây tươi đại kế lượng vừa đủ giã nát đắp ngoài vào mụn nhọt.
Bài 2: Bị thương sưng đau, bầm tím: Ðại kế 30g; mộc thông, kim ngân hoa, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 20g. Tất cả cho vào ấm, đổ 750ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
Trị rong kinh: Đại kế 25g, trắc bá (sao), lá sen, thiến thảo, rễ cỏ tranh, dành dành (sao vàng), mỗi vị 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần, uống trong ngày thuốc còn ấm. Dùng 15 ngày trước chu kỳ kinh. 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đại kế cả rễ 30g, hạ khô thảo, hy thiêm thảo mỗi vị 20g. Cho vào ấm đổ 700ml nước sắc nhỏ lửa 30 phút, uống thay trà hàng ngày. 15 ngày một liệu trình.
Lưu ý: Bệnh nhân tỳ vị hư hàn thận trọng khi dùng đại kế.
Cây tam lăng
Cây tam lăng còn có tên gọi là cồ nốc mảnh, tiểu hắc tam lăng. Là loại cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao, to. Lá hình dải, dài, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 30cm. Cụm hoa trên cuống dài, đầy lông; chùm cao 10cm, với 10 - 20 hoa có cuống, có lông; hoa to có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, hạt nhiều. Mùa ra hoa tháng từ tháng 4 - 7. Cây thường mọc hoang ở thung lũng, trong rừng ở Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Trị.
|
Tam lăng có tác dụng phá huyết khu ứ. |
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài, phơi khô. Để làm thuốc sau khi đào củ rễ về bỏ hết lá và tua rễ phơi hay sấy khô là tam lăng sống, nếu đem tam lăng trộn giấm sao lên màu thâm là tam lăng chế giấm.
Theo y học cổ truyền, tam lăng vị đắng tính bình; vào quy kinh can tỳ. Có tác dụng phá huyết khu ứ, hành khí chỉ thống. Chủ trị các chứng ứ huyết do sang chấn, kinh bế, đau bụng, thống kinh… Cây được đưa vào danh mục cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.
Cách dùng như sau:
Chữa huyết ứ do sang chấn: Tam lăng, rửa sạch, ngâm nước lã một giờ đem ủ cho mềm, thái nhỏ, tẩm giấm hay ngâm giấm 1 đêm, thái lát sao. Cho vào ấm đổ ngập nước, đun nhỏ lửa, nấu cao uống trị ứ huyết, có tác dụng giảm đau. Liều dùng từ 3 - 10g.
Trị bụng dưới đau tức, phụ nữ sau sinh ứ huyết: Tam lăng, nga truật, quán chúng, tô mộc mỗi vị 8g, đương quy 12g, thục địa 16g, hồng hoa, huyết kiệt, nhục quế, mộc hương mỗi vị 6g. Cho vào ấm đổ 700ml nước. Sắc nhỏ lửa còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc còn ấm. Dùng 3 - 5 ngày.
Trị đau bụng trên, chướng bụng và thượng vị (do thức ăn sống lạnh): Tam lăng, nga truật mỗi vị 8g, thanh trần bì, bán hạ, mạch nha mỗi vị 12g, cho giấm tốt nấu khô sao tán bột hồ giấm viên mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm trước khi ăn. Dùng liền 5 ngày.
Lưu ý: Tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng. Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai và trong giai đoạn kinh nguyệt ra nhiều. Do cơ địa mỗi người khác nhau, có thể gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Khi dùng cần có tư vấn của các nhà chuyên môn để đạt hiệu quả cao.