Chân đột nhiên nổi nốt, nữ sinh không ngờ cận kề cửa tử

Google News

Nhập viện khẩn cấp, nữ sinh được chẩn đoán mắc bệnh "Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)", còn gọi là ban xuất huyết, tình trạng nguy kịch.

Đừng bỏ qua bất kỳ sự bất thường nào trong cơ thể bạn! Cách đây vài tháng, một nữ sinh viên đại học 20 tuổi đến từ Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc, đến Sơn Đông để du lịch. Trong chuyến đi, trên cơ thể cô xuất hiện nhiều vết đỏ và vết bầm tím nhưng cô không để ý lắm.
Nào ngờ, sau khi về nhà, những vết đỏ và bầm tím không tiêu tan, buộc nữ sinh phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhận kết quả, nữ sinh sốc khi được thông báo mắc bệnh hiểm nghèo, chỉ số tiểu cầu sụt cực mạnh. May mắn thay, sau khi điều trị, chỉ số tiểu cầu trở lại bình thường, nhưng cô vẫn phải tiếp tục dùng thuốc hàng ngày.
Chan dot nhien noi not, nu sinh khong ngo can ke cua tu
Nhập viện khẩn cấp, nữ sinh được chẩn đoán mắc bệnh "Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)", còn gọi là ban xuất huyết, tình trạng nguy kịch. 
Theo truyền thông địa phương, khi cơ thể xuất hiện một số đốm đỏ và vết bầm tím nhỏ, nữ sinh chỉ nghĩ đó là vết muỗi đốt hoặc vết va chạm vô tình. Vì không đau hay ngứa ngáy, nữ sinh không để ý nhiều, tuy nhiên, khi cơ thể ngày càng xuất hiện nhiều vết đỏ và vết bầm tím, cô mới nhận ra có điều gì đó không ổn và lập tức đến bệnh viện để điều trị.
Sau khi khám bệnh, nữ sinh trở về nhà nghỉ ngơi, không nghĩ tới còn chưa kịp nghỉ đã nhận được cuộc gọi từ bệnh viện cho biết tình hình rất nghiêm trọng vì chỉ số tiểu cầu đang tụt cực nhanh, phải đến bệnh viện ngay.
Nhập viện khẩn cấp, nữ sinh được chẩn đoán mắc bệnh "Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)", còn gọi là ban xuất huyết, tình trạng nguy kịch.
Kể từ lúc nhập viện, hầu như ngày nào nữ sinh cũng phải xét nghiệm máu và truyền dịch trong 4 - 5 giờ đồng hồ, tay cô sưng tấy hoàn toàn và còn bị nhiễm trùng, tiêu tốn rất nhiều tiền bạc.
Qua chuyện của mình, nữ sinh muốn nhắc nhở mọi người hãy chú ý đến sức khỏe của mình, đừng chủ quan ngay cả khi còn trẻ. Nếu bạn thấy cơ thể có vấn đề gì đó bất thường, phải đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để tự kiểm tra tình trạng giảm tiểu cầu miễn dịch? Giáo sư Từ Song Niên - Chủ nhiệm Khoa Huyết học Bệnh viện Tây Nam, chỉ ra rằng nếu da xuất hiện vết thâm tím mà không bị tổn thương do va chạm hoặc chảy máu nướu răng hoặc chảy máu mũi không thể cầm lại trong thời gian ngắn thì cần phải đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất có thể, như vậy mới tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị tích cực và đúng đắn.
Nếu xác định là giảm tiểu cầu miễn dịch thì có 3 điều cần lưu ý: Thứ nhất, nên ăn thức ăn mềm để giảm nguy cơ chảy máu; Thứ hai, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên nghỉ ngơi trên giường, những người đã thuyên giảm triệu chứng cũng nên tránh gắng sức quá mức; Cuối cùng, bệnh nhân nên tránh bị cảm lạnh và tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì một khi bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy, nó sẽ kích thích phản ứng miễn dịch và gây tổn thương thêm cho tiểu cầu.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Cảnh báo nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng.

 Nguồn video: THDT. 

Kiều Dụ (Theo ET)