Chàng trai không hút thuốc, phổi như “lưới đánh cá”... thủ phạm nằm trên tường

Google News

Tiểu Trương trong cuộc sống thường ngày không uống rượu và hút thuốc, nên anh hoang mang về việc mình bị nhiễm nấm phổi, nguyên nhân của căn bệnh nằm ở đâu?

Quê hương của Tiểu Trương (23 tuổi) là ở một vùng núi hẻo lánh và tương đối nghèo. Do đó khi học phổ thông Tiểu Trương đã lên Bắc Kinh để kiếm việc làm. Một thời gian trước, Tiểu Trương thường xuyên ho có đờm , lúc đầu cứ nghĩ là do cảm cúm thông thường nên anh ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc một thời gian, tình trạng của Tiểu Trương vẫn không thuyên giảm.

Chang trai khong hut thuoc, phoi nhu “luoi danh ca”... thu pham nam tren tuong

Tiểu Trương đột ngột bị sốt, khó thở, có một công nhân đưa anh đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện có rất nhiều lỗ hốc trong phổi, trông giống như lưới đánh cá..

Cách đây vài ngày, Tiểu Trương đột ngột bị sốt, khó thở, có một công nhân đưa anh đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ Lưu Quang Minh, trưởng Khoa Phổi của Bệnh viện trung ương số 1 thành phố Thiên Tân cho biết: “Sau khi kiểm tra, phát hiện có rất nhiều lỗ hốc trong phổi của bệnh nhân, trông giống như lưới đánh cá”. Bác sĩ đã lất đờm của Tiểu Trương để tiến hành nuôi cấy, kết quả nuôi cấy xuất hiện nấm candida, cuối cùng Tiểu Trương bị chẩn đoán là nhiễm nấm phổi .

May mắn thay, sau khi Tiểu Trương được điều trị bằng thuốc kháng nấm, các triệu chứng của anh đã được cải thiện và không còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng anh vẫn không thể làm việc nặng sau khi xuất viện. Tiểu Trương trong cuộc sống thường ngày không uống rượu và hút thuốc, nên anh hoang mang về việc mình bị nhiễm nấm.

Chang trai khong hut thuoc, phoi nhu “luoi danh ca”... thu pham nam tren tuong-Hinh-2

Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ cho rằng căn bệnh của Tiểu Trương có mối quan hệ nhất định đối với nơi anh sống.

Bác sĩ hỏi kỹ về tiền sử bệnh, sau đó vô tình nhìn thấy bức tường trong nhà của Tiểu Trương trong một bức ảnh anh đã chụp. Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ cho rằng căn bệnh của Tiểu Trương có mối quan hệ nhất định đối với nơi anh sống. Tiểu Trương do không có tiền, lại sống độc thân, nên anh thuê nhà ở dưới tầng hầm, trời lạnh và ẩm ướt khiến tường bị nấm mốc. Môi trường sống như vậy rất dễ khiếm nấm mốc phát triển và nguy cơ nhiễm nấm rất cao.

Nấm phổi?

Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus

Chang trai khong hut thuoc, phoi nhu “luoi danh ca”... thu pham nam tren tuong-Hinh-3

Các triệu chứng lâm sàng của nấm phổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng của nấm phổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng gợi ý có thể là toàn thân sốt kéo dài, mệt mỏi, sụt cân; ho ra máu, ho khạc đàm có nút nhầy. Khám phổi triệu chứng thường nghèo nàn, có thể nghe ran rít, ran ngáy. Trong trường hợp diễn tiến cấp, bệnh nhân có thể khó thở nhanh, ho khan, đau ngực, sốt cao.

Bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác như nấm não - màng não, tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn… thậm chí là nhiễm nấm huyết. Bệnh nhân sẽ chết do nhiễm trùng nhiễm độc, suy kiệt hoặc biến chứng nặng nề như ho ra máu ồ ạt.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng phổi do nấm?

Khi nấm xâm nhập vào cơ thể người, hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể sẽ tương tác với nấm. Nếu khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, hoặc nấm tiết ra độc lực mạnh hoặc số lượng lớn, nó có thể đánh bại các cơ chế bảo vệ khác nhau của vật chủ và cuối cùng dẫn đến nhiễm nấm. Vì vậy, nếu bạn muốn ngăn ngừa nhiễm nấm, cần phải làm 2 việc sau:

1. Cải thiện khả năng miễn dịch

Trong cuộc sống hàng ngày, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, không thức khuya, không hút thuốc, không uống rượu, làm tốt những việc này sẽ không tạo cơ hội cho nấm xâm nhập vào cơ thể. Nếu bị bệnh, hãy tích cực hợp tác điều trị, sử dụng hợp lý các thuốc kháng khuẩn và glucocorticoid, điều trị các bệnh cơ bản càng sớm càng tốt, tránh nhiễm nấm thứ phát.

2. Chú ý vệ sinh hàng ngày

Tránh để nấm mốc trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, đủ ánh nắng, thông gió tránh ẩm ướt. Những đoạn tường có nấm mốc cần phải cạo đi và phủ bằng sơn chống bám. Không để thực phẩm rơi vãi trong nhà là điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển. Khi vệ sinh nhà cửa cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Không nên ăn các loại thực phẩm bị ôi thiu, mốc để tiết kiệm tiền.

Theo Vũ Hà/ Giadinh.net