Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tọa lạc tại địa chỉ số 929 đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Đây là bệnh viện được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn.
|
Đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội như thế nào? |
Chi phí sinh con tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
Khi gần đến ngày dự sinh hoặc có thể là trước đó mẹ bầu cần thống nhất với gia đình và đưa ra quyết định về việc chọn sinh dịch vụ hay sinh thường có bảo hiểm. Các thông tin cụ thể về các phương thức sinh như sau:
Khu sinh dịch vụ
Đối với khu sinh dịch vụ thì giá sẽ cao hơn so với sinh bình thường vì ở đây phòng ốc tương đối thoáng mát, sạch đẹp, vệ sinh khép kín, các thiết bị cũng hiện đại hơn và dành cho những chị em nào có điều kiện kinh tế khá giả một chút.
Về tổng chi phí sinh con, nếu chọn sinh dịch vụ thì ban đầu khi làm thủ tục nhập viện phải đóng trước 10 triệu đồng. Đây được xem là số tiền tạm ứng cho toàn bộ quá trình sinh con, nghỉ ngơi, chăm sóc của bạn và em bé tại bệnh viện. Trong đó bao gồm phí sinh đẻ khoảng 6 triệu (có người nhà ở cùng phòng đẻ với sản phụ) và 4 triệu bao gồm chi phí phòng ở, thuốc, tắm cho bé, vệ sinh cho mẹ…
1 Yêu cầu bác sĩ – Đẻ thường 8,000,000
2 Yêu cầu bác sĩ – Mổ mổ phụ khoa 11,000,000
3 Yêu cầu bác sĩ – Đẻ thường, mổ đẻ từ thai đôi trở lên 15,000,000
4 Yêu cầu bác sĩ – Đẻ mổ yêu cầu 11,000,000
5 Yêu cầu bác sĩ – Mổ nội soi 11,000,000
6 Khâu làm lại tầng sinh môn 5,000,000
7 Nội soi cắt tử cung theo yêu cầu 11,000,000
8 Giảm đau trong đẻ bằng bơm điện tử dùng nhiều lần 1,000,000
9 Mổ đẻ chủ động tại khoa A1, A2, A4, C3 5,000,000
10 Mổ đẻ chủ động thai đôi trở lên 6,000,000
11 Mổ nam học chủ động khoa A1 3,000,000
12 Mổ phụ khoa chủ động tại khoa A5 6,000,000
Về chi phí các phòng ở khu sinh dịch vụ như sau:
1 Giường dịch vụ loại 1 (vệ sinh khép kín): 1.250.000/ngày
2 Giường dịch vụ loại 2 (vệ sinh khép kín): 750.000/ngày
3 Giường dịch vụ loại 3 (vệ sinh khép kín): 600.000/ngày
4 Giường dịch vụ loại 4 (vệ sinh khép kín): 500.000/ngày
5 Giường dịch vụ loại 5 (vệ sinh khép kín): 450.000/ngày
6 Giường dịch vụ loại 6 (vệ sinh khép kín): 400.000/ngày
7 Giường dịch vụ loại 7 (vệ sinh khép kín): 300.000/ngày
Khu sinh thường có bảo hiểm
Khu sinh thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm ở khu A. Nếu có bảo hiểm và chọn khu sinh thường thì sẽ được bảo hiểm chi trả 80% tiền chi phí sinh con, nếu trái tuyến thì chỉ khoảng 40%, tuy nhiên số tiền này cũng sẽ không quá nhiều.
Tại đây cũng có nhiều loại phòng khác nhau cho mẹ lựa chọn gồm 3 người/phòng, 5 người/phòng, 12 người/phòng. Tuy nhiên, nhược điểm của những phòng này đều là sản phụ và người nhà sẽ không được thoải mái sinh hoạt vì không được tiện nghi.
Cách làm thủ tục nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện sẽ tiếp nhận hồ sơ sinh của sản phụ khi được 36 tuần (sớm hơn bệnh viện không nhận), các mẹ bầu thăm khám thai ở nơi khác cũng có thể mang kết quả đến bệnh viện để đăng ký và làm hồ sơ sinh.
Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong quá trình từ khám thai và sinh con bạn nên lựa chọn đăng ký khám thai ngay từ những tuần đầu của thai kỳ. Chị em đăng ký sinh từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính.
Trước khi đến ngày sinh mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan đến thai kỳ để đảm bảo không bị thiếu sót và gây khó khăn trong việc làm thủ tục lúc cơn đau đẻ đã đến.
Khi làm thủ tục nhập viện, dựa vào tình trạng hiện tại của mẹ mà bác sĩ sẽ quyết định cho chị em chuyển vào phòng sinh hay phòng chờ sinh. Các giấy tờ người nhà cần xuất trình để làm thủ tục nhập viện bao gồm:
• Chứng minh thư nhân dân – bản gốc và photo của thai phụ
• Sổ hộ khẩu – bản gốc và photo của thai phụ
• Thẻ bảo hiểm có hình của thai phụ
• Giấy khám thai và các phiếu xét nghiệm có liên quan
Khi xuất trình đủ các giấy tờ trên, người nhà sẽ làm đăng ký dịch vụ sinh đó là chọn đẻ thường hay đẻ mổ và chọn bác sĩ hay tùy chỉ định rồi đóng tiền nhập viện. Nếu chọn khu D3 (khu dịch vụ) mẹ bầu sẽ đóng tạm ứng 10 triệu, chọn khu có bảo hiểm sẽ đóng tạm ứng 3 triệu.
Thủ tục xuất viện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Cũng như như bệnh viện khác, mẹ bầu có thể xuất viện sau khoảng 1 ngày nếu sinh thường, còn sinh mổ thì cần phải nằm lại từ 5 – 6 ngày để theo dõi. Về thủ tục xuất viện thì cũng rất đơn giản, chỉ cần bác sĩ kiểm tra sức khỏe toàn diện của mẹ và em bé không có gì bất thường thì người nhà có thể đi thực hiện thanh toàn viện phí ở nhà A (nếu sinh có BHYT) và ở nhà D (nếu sinh con dịch vụ).
Sau khi thanh toán viện phí đầy đủ thì trẻ mới được cấp giấy chứng sinh để gia đình đi làm giấy khai sinh và các thủ tục hưởng chế độ thai sản. Lưu ý là chỉ được thanh toán viện phí vào giờ hành chính các ngày trong tuần.
Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất viện sản phụ có thể đưa con về nhà. Khi đi ra cổng người nhà đưa giấy xuất hiện cho bảo vệ.
Theo Khánh Chi/Infonet